LATEST ARTICLES

Việt Nam cần có mô hình, cách tiếp cận riêng khi đào tạo bán dẫn và vi điện tử

GDVN- Việt Nam cần phải có mô hình, cách tiếp cận riêng trên cơ sở kinh nghiệm và hỗ trợ của các nước cho nền công nghiệp bán dẫn và vi điện tử.

Ngày 24/11, tại buổi tọa đàm thường kỳ của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT đã chia sẻ đề xuất về việc nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghệ cao, trước hết là cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Còn nhiều khó khăn trong đào tạo các ngành công nghệ cao

Theo Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ, mục tiêu của việc đào tạo các ngành công nghệ cao là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Buổi tọa đàm bàn về đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghệ cao.

Nhiệm vụ cụ thể là: Cung cấp lực lượng cán bộ khoa học, chuyên gia cao cấp, kỹ sư các chuyên ngành công nghệ cao đảm bảo phát triển hài hòa nền kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng, tự chủ, độc lập và hợp tác quốc tế sâu rộng trong phát triển đất nước;

Xây dựng chương trình đào tạo, chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghệ phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước;

Từ đó góp phần xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các công nghệ ứng dụng, các trung tâm nghiên cứu và đào tạo chất lượng cao; Xây dựng mô hình đào tạo các chuyên ngành công nghệ cao, các mô hình tổ chức quản lý và phát triển các trung tâm công nghiệp công nghệ cao, các hệ thống ứng dụng công nghệ cao; Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực, chuẩn bị nguồn lực cho các dự án ứng dụng công nghệ cao; Và xây dựng và phát triển thị trường khoa học công nghệ, trong đó có thị trường nhân lực chất lượng cao sử dụng trong nước có hợp tác với nước ngoài.

Trong công tác đào tạo các ngành công nghệ cao, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ đánh giá có một số thuận lợi song cũng gặp nhiều khó khăn.

Khó khăn thứ nhất là ngân sách đầu tư cho đào tạo nhân lực chất lượng cao các ngành công nghệ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi ngân sách.

Thứ hai là thiếu hụt đội ngũ chuyên gia cao cấp cho đào tạo nhân lực chất lượng cao của các ngành công nghệ, nhất là các ngành công nghệ mũi nhọn hiện nay như ngành công nghiệp bán dẫn và sản xuất vi điện tử, các ngành công nghiệp vật liệu tiên tiến, các ngành nông nghiệp công nghệ cao, các ngành môi trường, chống biến đổi khí hậu,…

Thứ ba là khó khăn về hệ thống các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm hiện đại, các cơ sở đào tạo kết hợp nghiên cứu ứng dụng chưa đồng bộ, nhiều hệ thống trang thiết bị sử dụng không hiệu quả. Trang thiết bị hiện đại tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi nhiều nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi phân bổ lại nguồn lực con người và trang thiết bị cho các ứng dụng tại chỗ;

Thứ tư là thị trường nhân lực chất lượng cao chưa được vận hành một cách khoa học gây tắc nghẽn giữa cung – cầu, ảnh hưởng lớn không chỉ tới chất lượng đào tạo mà còn đầu ra các sản phẩm đào tạo;

Thứ năm là hệ thống văn bản, chương trình đào tạo còn “thiếu, thừa và yếu”, chưa sát với thực tế, cần đổi mới về chất lượng, chưa tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo khai thác hiệu quả nội lực và hợp tác quốc tế (trong đó có vấn đề tự chủ đại học, mô hình đào tạo mở, liên kết với các cơ sở đào tạo trên thế giới).

Giải pháp cho đào tạo ngành bán dẫn và vi điện tử

Chia sẻ về ngành bán dẫn và vi điện tử tại Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ nhận định, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, cần phải có mô hình, cách tiếp cận riêng trên cơ sở kinh nghiệm và hỗ trợ của các nước cho nền công nghiệp bán dẫn và vi điện tử, phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về năng lực đào tạo, thị trường của sản phẩm đầu ra và quy mô sản xuất và đầu tư;

Việt Nam cần phải có đầy đủ các điều kiện tiên quyết: cơ chế chính sách phù hợp, hiệu quả để thu hút đầu tư cho đào tạo toàn bộ các ngành bán dẫn và vi điện tử, quyết tâm chính trị của toàn bộ hệ thống để có thể xây dựng được bộ máy tổ chức quản lý và triển khai chiến lược và thực thi ngành công nghiệp bán dẫn và vi điện tử, đầu tư lớn về con người, trang thiết bị và tài chính không chỉ cho đào tạo chuyên gia mà còn sản xuất, thương mại hóa ngành bán dẫn và vi điện tử.

Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Quốc Sỹ chia sẻ tại buổi tọa đàm.

Trên cơ sở đó có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng chất bán dẫn và vi điện tử toàn cầu, có thể chủ động hoặc chi phối một phần quá trình này mới có thể chủ động đào tạo các chuyên gia ngành công nghiệp bán dẫn và vi điện tử.

Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ đề xuất, cần cơ cấu, tổ chức lại hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu theo hướng tích hợp hệ thống, sử dụng chung trang thiết bị, phòng thí nghiệm chuyên dụng, tài liệu cho đào tạo các ngành công nghệ cao góp phần giải quyết cơ bản các nhiệm vụ đặt ra, giảm thiểu những khó khăn vướng mắc, phát huy các yếu tố thuận lợi, tận dụng tối đa năng lực của hệ thống đào tạo hiện nay với một số yếu tố mới.

Trong đó có việc tái cơ cấu tổ chức đào tạo các chuyên ngành công nghệ cao tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Cần Thơ, Học Viện Kỹ thuật quân sự;

Cải tổ hệ thống các Viện nghiên cứu chuyên ngành để có thể kết hợp nghiên cứu với đào tạo các ngành công nghệ cao, làm nền móng, cơ sở thực nghiệm và nghiên cứu trong các chương trình đào tạo (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Viện khoa học công nghệ Quân sự,…);

Cần đổi mới phương pháp, mô hình của các trung tâm, cơ sở đào tạo theo hướng gọn nhẹ, tích hợp hệ thống nghiên cứu, trang thiết bị hiện đại với cơ sở đào tạo các ngành công nghệ cao, gắn đào tạo với các chương trình nghiên cứu ứng dụng thực tế;

Xây dựng mô hình tổ chức quản lý điều hành từ chương trình giảng dạy tới sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên gia các nhà khoa học tham gia quá trình giảng dạy công nghệ cao.

Ví dụ xây dựng mô hình tổ chức theo dự án đào tạo có chủ đầu tư, có người thực hiện và đơn vị ứng dụng sản phẩm. Trong dự án đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vi điện tử, chủ đầu tư là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ này lên chương trình, Bộ Giáo dục đào tạo thực hiện, sản phẩm đầu ra do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương và các bộ ban ngành, doanh nghiệp ứng dụng. Mô hình đầu tư thực hiện trong vòng đời dự án. Đây là chuỗi nên sự ổn định và thành công phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các đơn vị thực hiện dự án.

Cùng với đó, cập nhật, cải tiến thường xuyên, thu hút đầu tư, đổi mới chương trình đào tạo, bám sát nhiệm vụ thực tế của nền kinh tế và thị trường nhân lực của các ngành công nghệ cao của Việt Nam và các nước trên thế giới.

Chủ động xây dựng đầu ra theo cơ chế thị trường cho nhân lực các ngành công nghệ cao: Xây dựng thị trường nhân lực chất lượng cao (cơ sở đào tạo) gắn kết chặt chẽ và vận hành đồng bộ cùng các khu công nghiệp công nghệ cao (doanh nghiệp) và thị trường ứng dụng khoa học công nghệ (đầu tư và thương mại);

Xã hội hóa tối đa đào tạo nhân lực các ngành công nghệ cao kết hợp với tự chủ đại học, vận hành theo nguyên tắc của cơ chế thị trường;

Không đầu tư dàn trải mà tập trung đào tạo nhân lực cho một số ngành công nghệ mũi nhọn, công nghệ lõi, công nghệ nền với nhu cầu nhiệm vụ mang tầm vóc chiến lược lâu dài, có ý nghĩa lớn lao, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ cấp bách phát triển của nền kinh tế;

Hợp tác sâu rộng giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Hợp tác quốc tế sâu rộng tạo điều kiện đào tạo các chuyên ngành công nghệ cao với chi phí thời gian và đầu tư nhỏ nhất, đảm bảo chất lượng, cập nhật hệ thống tài liệu, chương trình, trang thiết bị hiện đại và thu hút chuyên gia, giảng viên cao cấp tham gia tổ chức và đào tạo nhân lực các ngành công nghệ cao.

Với công nghệ bán dẫn và vi điện tử, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ cho rằng, phải xác định thị trường và các sản phẩm bán dẫn và vi điện tử; Không thể xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn và vi điện tử với tất cả các loại chất bán dẫn cũng như các tất cả các loại vi điện tử. Kinh nghiệm thành công của các nước cho thấy cần chọn ra một số chuyên ngành đào tạo bán dẫn và vi điện tử phù hợp với sản phẩm bán dẫn và vi điện tử trong chuỗi cung ứng của thế giới;

Nên áp dụng mô hình đào tạo, hệ thống tổ chức quản lý, chương trình đào tạo chuẩn của Mỹ, có tham khảo tài liệu, chương trình và kinh nghiệm đào tạo của các nước khác.

Phải xây dựng được hệ thống tài liệu phong phú và hiện đại cho các chuyên ngành đào tạo, các phát minh sáng chế công nghệ của riêng mình, hệ thống chuyên gia cao cấp mới có thể cạnh tranh với các đơn vị khác trên thế giới và làm nền tảng cho phát triển các nghiên cứu và đào tạo;

Xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn và vi mạch cần đầu tư, thực hiện bài bản, có hệ thống từ nghiên cứu cơ bản, xây dựng hệ thống chuyên gia cho nghiên cứu và đào tạo, ứng dụng các sản phẩm. Hệ thống trang thiết bị nghiên cứu cần được đầu tư hiện đại, đảm bảo tính cạnh tranh trong nghiên cứu;

Lực lượng cán bộ chuyên gia, giảng viên cao cấp để đào tạo nhân lực trong chuyên ngành bán dẫn và vi mạch điện tử cần được đào tạo và đào tạo lại theo các chương trình chuyên sâu với sự hỗ trợ của các tập đoàn và các đơn vị lớn như Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản. Thời gian trung bình đào tạo và đào tạo lại của lực lượng chuyên gia thường sẽ từ 3 – 5 năm;

Hệ thống nghiên cứu, sản xuất chất bán dẫn và vi điện tử cần phải được tích hợp với hệ thống đào tạo để sử dụng chung hiệu quả nguồn lực (tích hợp trong phạm vi của từng ngành, trên cơ sở một đơn vị hành chính có chung nguồn lực cơ bản đất đai, phòng thí nghiệm, cơ chế tổ chức quản lý, chính sách thuế, nguồn nhân lực…);

Sản phẩm đào tạo đầu ra các ngành công nghệ bán dẫn và vi điện tử phải được điều tiết bằng cơ chế thị trường, trong đó có nhu cầu từ các khu công nghiệp, tập đoàn công nghệ sản xuất các sản phẩm bán dẫn và vi điện tử, thỏa mãn thị trường trên thế giới.

Theo Báo Giáo dục Việt Nam – giaoduc.net.vn

Tuần Việt Nam – LẼ NÀO NGÀNH Y TẾ ĐANG “CẦM VÀNG MÀ ĐỂ VÀNG RƠI”? 

Thú thật, tôi cũng hơi bất ngờ khi vừa mới đây hay tin rằng công trình khoa học “Hệ thống buồng hấp plasma PlasDif-S cho khử khuẩn và diệt virus chống đại dịch Covid-19” của GS, TSKH Nguyễn Quốc Sỹ, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT đã chế tạo ra từ tháng 4/2020, có chức năng khử khuẩn bề mặt, diệt virus trực tiếp trên người để chống lây nhiễm chéo và và điều trị các bệnh đường hô hấp, tiêu diệt virus Sars-CoV-2 nhưng không biết làm cách nào có thể được Bộ Y tế xem xét, thẩm định sớm. Nhất là vừa qua, ngày 4/9/2021, công trình lại được nâng cấp với nhiều tính năng kỹ thuật hoàn thiện và sẵn sàng đưa vào sử dụng đại trà, góp phần đẩy lùi đại dịch Covid-19.

Thế nhưng thật đáng tiếc, hơn một năm vừa qua, họ không được bất cứ một cơ quan nào từ Bộ Y tế đến Bộ Khoa học và Công nghệ… để mắt và quan tâm hỗ trợ để họ có thể đi đến thành công như hôm nay một cách nhanh hơn khi mà tất cả xã hội chúng ta, ai cũng xem việc chống dịch như chống giặc. Thế nhưng…

+ Từ câu chuyện dùng binh chủng hoá học khử khuẩn không giống thế giới, Bộ Y tế bất ngờ thông báo dừng phun …

Khi tôi thấy hiện tượng những chiếc xe đặc chủng của Trung đoàn Hoá học thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô phun khử khuẩn tại các bệnh viện như Bạch Mai, bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở 2, v.v… thì cũng có thắc mắc rằng tại sao không thấy thế giới họ làm như chúng ta? Thế nhưng vì kiến thức về hoá học và y tế của tôi còn hạn chế nên cũng không biết sâu để có thể lý giải chuyện đúng sai.

Khi thấy thế giới họ khuyến cáo việc này và báo chí trong nước dịch ra cho rằng rất không nên dùng hoá chất như vậy để khử khuẩn vì nó là con dao hai lưỡi. Tôi đem chuyện này đi hỏi Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Văn Khải, người được người dân Việt Nam quý mến và đã quen gọi cả chục năm qua bằng cái tên “Ông già Ozone” rất thân thiết.

Tiến sĩ Khải cười phá ra rồi nói, cậu mà cũng không hiểu vì sao à? Vì cái chất (cloramin B) nó chất độc hại. Thứ này mà dính vào da thì dễ sinh bệnh ngoài da. Như vậy, nếu như có khử được virus Sars-CoV-2 thì rất tốn kém và cũng rất độc cho môi trường và con người.

Tôi hỏi ông, vậy không lẽ Bộ Y tế và Binh chủng Hoá học Quân đội không biết mặt trái của nó hay sao mà còn dùng? 

Ông nghe tôi thắc mắc thì ông thêm một lần cười rõ lớn và nói: Họ phun như cậu thấy là phun hình thức đó thôi. Tức là họ biết độc nên pha rất loãng, không độc lắm. Mà đã thế thì lợi đủ đường. Lợi gì thì cậu tự tìm hiểu.

Tôi vẫn không tin lắm vì không lẽ việc như vậy mà Bộ Y tế không biết.

Thế nhưng về ngẫm lại thì có lẽ thế thật khi người nhận xét điều này từng sản xuất nước Anolyte KT. Nó có 9 loại i on trong đó có Ozone. Song dân chỉ quen gọi ông là “ông già Ozone”. Ông đã bán cho nông dân miền núi phía Bắc để chữa bệnh lở mồm long móng cho trâu, bò, lợn giá rẻ như bèo mà tôi rất kính nể từ gần 20 năm qua cho đến tận bây giờ. Năm 2006, tại Hội trường Quốc hội, đương kim Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã đánh giá rất cao chuyện này bằng một câu: Cám ơn tiến sĩ Nguyễn Văn Khải đã cứu giúp nông dân 37.000 con bò và lợn khỏi bệnh lở mồm long móng.

Nước Anolyte KT mà ông sản xuất ra đó, cả chục năm nay, nó lại được nhiều cơ sở “trồng cây lấy trái” dùng. Nó cũng đã được ông cho không hề lấy tiền. Dân đã dùng để nhúng trái cây khử khuẩn. Nó giúp chống được nấm mốc cho trái cây. Nhờ vậy mà được lưu giữ, lâu hỏng hơn gấp nhiều lần (quả cam thêm 3 tháng; thanh long thêm 1,5 tháng; riêng bưởi được thêm 6 tháng …) Thứ nước đơn giản đó đã giúp cho người nông dân rất lớn trong duy trì sức sản xuất (trâu bò không chết vì dịch) và sau thu hoạch. Ông Hoàng Văn Năm, nguyên Cục trưởng Cục Thú y Bộ Nông nghiệp &PTNT từng nhận xét rằng “đây là cái phao của nông dân”…

Tôi được tiến sĩ Khải cho biết, từ năm 2004 các chuyên gia y học ở 28 viện và bệnh viện đã nghiên cứu, cung cấp kết quả cho Viện Hàn lâm KH&CN VN: diệt hết các loại virus, vi khuẩn nấm mốc, bào tử như H5N1, EV71, lở mồm long móng, tai xanh, ỉa chảy Châu Phi. Bộ Y tế đã có hợp đồng khử trùng trong các bệnh viện với tổng số hơn 500 máy.

Chính những ví dụ trên đã khiến tôi tin việc ông nhận xét về cách khử khuẩn virus Sars-CoV-2 bằng lực lượng hoá học quân đội là chưa khoa học. Sau nay chính Bộ Y tế đã có thông báo các địa phương không được dùng hoá chất nói trên để phun nữa, đặc biệt là phun vào người đi đường…

Có lẽ trước các thông tin của thế giới về việc này khiến Bộ Y tế phải nhìn lại dù hơi muộn?  Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải vẫn ấp ủ mong muốn được các cơ quan nghiên cứu khoa học tiến hành nghiên cứu và thí nghiệm việc dùng nước Anolyte KT cho bệnh nhân nhiễm virus Sars-CoV-2 làm nước xúc họng bởi theo ông nó cũng là nước khử khuẩn rất hiệu quả như ông đã chữa khỏi bệnh cho gia súc. Về mặt nào đó thì nó rất an toàn, không hề lo ngại bởi nó không hề độc hại và cực kỳ rẻ tiền. Tôi mong rằng việc này chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm trước khi có kết luận.

+ … đến việc Bộ Y tế ngỡ “có vàng mà để vàng rơi”…

Tôi đã từng viết vào năm ngoái khi Viện Công nghệ VinIT đóng điện thành công hệ thống buồng khử khuẩn chống lây nhiễm chéo, một thành công bước đầu của hành trình gian nan nhưng thật vẻ vang. Nó vẻ vang bởi một lẽ chính các nhà khoa học Việt Nam hôm nay đã về đích trong chặng đua trước một số quốc gia vốn quá nổi tiếng về công nghệ plasma trên thế giới như Mỹ, Đức, Nga, v.v. Vào đầu năm 2020, khi vừa bùng phát dịch bệnh, họ cùng bắt đầu hành trình tìm kiếm giải pháp sử dụng plasma lạnh để tiêu diệt Sars-CoV-2 vào một thời điểm như nhóm các nhà khoa học của VinIT chúng ta, thế nhưng Việt Nam ta lại là nước về đích sớm nhất, cụ thể là giữa tháng 2/2020 VinIT mới bắt đầu khởi động dự án, thì 17h30 ngày 20/4/2020, tức là chỉ sau 2,5 tháng đã chế tạo thành công buồng khử khuẩn này, thật là tốc độ phi mã. Trong khi gần 2 năm nay, các nhà khoa học tại các nước công nghiệp phát triển mới xong giai đoạn thí nghiệm để rút ra được kết luận là plasma lạnh có thể khử trùng hiệu quả và nhanh chóng các bề mặt bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2, bắt đầu nghiên cứu theo hướng này và hy vọng sau năm 2023 họ sẽ thu được kết quả mong muốn, có được thiết bị thương mại hóa. Vậy thành công của VinIT thật tự hào quá đi chứ.

Thế nhưng thật buồn khi biết rằng, ngay chính mảnh đất quê hương của mình, những người có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, đang chống giặc trong đại dịch Covid-19 lại tỏ ra hờ hững là sao với một nhà khoa học hàng đầu về công nghệ plasma như GS. TSKH, Viện sĩ Nguyễn Quốc Sỹ, người từng có hơn 30 năm học tập và làm việc tại Liên bang Nga để rồi trước khi trở về tổ quốc, anh từng giữ chức Chủ nhiệm Khoa năng lượng Plasma thuộc Đại học Năng lượng Moskva (MPEI) và trước đó đã được phong hàm Viện sĩ ….

Tôi có liên lạc với tiến sĩ Nguyễn Nghĩa, ông hiện là Thư ký Hội đồng khoa học VinIT để tìm hiểu kĩ hơn những gì hơn năm qua đơn vị này tiến hành nghiên cứu để đi đến thành công như tôi vừa nêu.

Tôi được biết, ông là người đặc biệt quý trọng và cảm phục GS Nguyễn Quốc Sỹ. Ông kể rằng, khi ông tốt nghiệp ĐH bên Liên Xô cũ thì cũng là năm cậu bé Nguyễn Quốc Sỹ ra đời (1967).

Ấy vậy mà tiến sĩ Nguyễn Nghĩa, mặc dù biết nhiều nhà khoa học ở Việt Nam, nhưng ông dành tình cảm đặc biệt khi nói về GS Nguyễn Quốc Sỹ, vẫn có cái nhìn đầy cảm phục về một tài năng hiếm có như GS Nguyễn Quốc Sỹ hôm nay. Ông trải lòng tâm sự với tôi rằng, “Tôi làm việc với anh Sỹ đã hơn 3 năm nay mới thấy anh Sỹ giỏi thật sự. Giới khoa học Nga rất nể và kính trọng anh Sỹ, nhà khoa học được phong hàm giáo sư trẻ nhất nước Nga.

Đến nay, tôi mới thấy thật sự VinIT làm được nhiều công nghệ, mà làm rất nhanh, gấp vài lần mấy tổ chức khoa học nước ngoài vốn được xem là mạnh nhất trong nghiên cứu plasma. Chỉ trong gần 2 năm qua, VinIT đã có bước tiến nhảy vọt, thay đổi về chất và cũng là nhờ thành công trong việc chế tạo buồng khử khuẩn vào tháng 4/2020. Tôi có thể khẳng định luôn với anh, tại Việt Nam, ta không có cơ sở chính quy nào đủ kiến thức đào tạo về plasma. Nước ta chỉ có vài người học ở nước ngoài về lĩnh vực này, nhưng trình độ hiểu biết còn chưa sâu, có nhiều hạn chế.

Anh Sỹ giảng dạy vật lý bên Nga trên 30 năm, đồng thời lại là Trưởng phòng thí nghiệm công nghệ plasma, nên vừa có kiến thức uyên thâm về vật lý plasma, vừa có bề dày kinh nghiệm chỉ đạo thực tế, lại thêm sự nhạy bén, cảm giác về công nghệ nữa, từng trải và dày dạn trong các chiến dịch thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học tầm cỡ quốc tế. Đó là một nhà khoa học có uy tín không chỉ tại Liên bang Nga mà cả trên thế giới, tức là kể cả trong giới khoa học phương Tây, trong số hàng chục giấy mời dự hội nghị/hội thảo quốc tế hàng tháng trong nhiều lĩnh vực vật lý, lượng tử, vật liệu mới, năng lượng mới, vật liệu nano, laser, y sinh học, v.v. có đến gần nửa số giấy mời anh Sỹ là chủ tịch hội thảo. Thật là ấn tượng thấy hình ảnh chính bản thân GS Rogalev Nicolay Dmitrievich, hiệu trưởng Đại học Năng lượng quốc gia Moskva (MPEI) đã kính trọng GS Nguyễn Quốc Sỹ như thế nào khi sang thăm VinIT vào năm 2018, rất trân trọng và cám ơn anh Sỹ về những đóng góp của anh Sỹ cho MPEI, đặc biệt đã xây dựng cho MPEI phòng thí nghiệm plasma mạnh nổi tiếng tại Nga và có uy tín cao trong giới khoa học quốc tế. MPEI là trường Đại học hàng đầu của Liên Xô cũ, nay là Nga, đã có công đào tạo hàng trăm chuyên gia cho Việt Nam. Rồi bạn bè Nga của anh Sỹ học với nhau từ năm thứ nhất tại Đại học Bách khoa Saint Petersburg, nay là doanh nhân thành đạt khi sang thăm Việt Nam cũng không quên nói câu chúc mừng anh Sỹ là nhà khoa học trẻ nhất nước Nga được phong hàm giáo sư (năm 2003 khi mới 36 tuổi).

Tôi nhớ như in trong đầu, vào năm 2017, khi bắt đầu làm việc với anh Sỹ, tôi nói với anh Sỹ là trong sự nghiệp khoa học, tôi đã tìm được minh chủ, và sẽ đi cùng anh Sỹ trong những năm tháng sau này, với tinh thần của những người cùng đi câu cá, có nghĩa là sẽ cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, bao giờ câu được cá thì sẽ chia nhau sau, và tôi tin chắc ngày đó sẽ đến. Còn anh Sỹ thì nói với tôi là rất cám ơn tôi đã cộng tác và sự gặp nhau này cũng là cơ duyên lớn đối với anh Sỹ. Đến nay, gần 4 năm làm việc ở VinIT cùng anh Sỹ với vai trò Thư ký hội đồng khoa học nên tôi biết nhiều việc, có tương đối nhiều thông tin, dữ liệu để xem xét và đánh giá mọi việc. Tôi đã từng nói với mọi người, mặc dù tôi đã nghỉ hưu, nhưng hình như bây giờ tôi mới bắt đầu làm việc. Tôi thấy rất hứng thú với công nghệ plasma, và mỗi ngày đều khám phá, tìm ra những điều mới lạ trong thế giới plasma lạnh mới nổi và non trẻ này. Sau 2,5 năm hoạt động, VinIT đang lột xác và nhanh chóng trưởng thành trở thành một Viện Công nghệ bắt đầu có uy tín trên cơ sở kho kiến thức tài sản trí tuệ, tài sản vô hình của mình rất giá trị với 23 đơn đăng ký sáng chế đã được chấp nhận. Đúng là sự kỳ diệu, có thể là câu chuyện cổ tích “Thánh Gióng” trong khoa học đang xảy ra với “cậu bé VinIT” vào thời điểm chưa đủ 3 năm hoạt động thật sự, giống như sự huyền diệu của plasma lạnh đang tạo ra những thành công tuyệt vời sau các “màn trình diễn” của GS Nguyễn Quốc Sỹ. Thật vậy, Viện Công nghệ VinIT đã trở thành “Lò luyện võ plasma” với người thầy có “võ nghệ” vật lý plasma cao cường, và nguồn gốc của mọi ý tưởng, mọi thành công của VinIT đều bắt nguồn từ GS Nguyễn Quốc Sỹ. Anh Sỹ có khát vọng cháy bỏng muốn tạo ra những công nghệ dân sinh phục vụ cho đất nước, với tình yêu Tổ quốc mãnh liệt, luôn luôn là con người của công việc, người bạn và đồng nghiệp tin cậy.

Thật buồn tại Việt Nam, mặc dù sản phẩm buồng khử khuẩn đã được thử nghiệm diệt khuẩn rất tốt và an toàn, nhưng vẫn rất khó được cấp phép, không thể vượt qua được những rào cản cứng nhắc, thiếu thực tế. Nếu coi vắc xin là “Tấm khiên” phòng chống dịch Covid-19, bảo vệ cộng đồng, thì hệ thống buồng hấp plasma khử khuẩn này chính là “Đao kiếm” hỗ trợ phòng chống dịch, trợ thủ đắc lực bổ sung nhiều biện pháp hữu hiệu khác như khử khuẩn bề mặt toàn thân người, điều trị hội chứng suy hô hấp cấp tính (COVID-19, MERS và SARS). Hơn nữa, sản phẩm này của VinIT là sản phẩm lại chưa hề có trên thế giới. Liên quan đến sử dụng plasma lạnh để diệt khuẩn, virus Covid-19 thì VinIT đi trước các nước phát triển vài năm. Phía bên Nga hiện họ cũng đang theo dõi công trình này rất sát sao. Vừa rồi họ đã liên lạc, ngỏ ý mong muốn sang Việt Nam tìm hiểu thêm để về áp dụng dù họ cũng đang làm các thí nghiệm.

Ở Việt Nam ta thì không có đủ các thiết bị đo lường chẩn đoán plasma như Mỹ, Đức, Nga. Chỉ có thể thử nghiệm y sinh thôi.

Bộ Y tế thì không có chuyên gia nên họ cũng không hiểu công nghệ plasma lạnh. Vì thế nên rất khó qua cửa ải Bộ Y tế. Tài liệu và thực tế sử dụng thiết bị plasma cho y sinh trên thế giới đã chứng minh rằng công nghệ này rất lành tính và an toàn, không chỉ diệt khuẩn trên bề mặt, chữa lành vết thương, mà còn dùng trong điều trị răng miệng, viêm niêm mạc, loét giác mạc…

Anh Sỹ là nhà khoa học lớn trong lĩnh vực plasma. Anh ấy hiểu rất rõ những ưu điểm tuyệt vời này.

Còn chúng tôi cũng hàng ngày va chạm với tia plasma nên rất hiểu bản chất vấn đề. Bây giờ, trong tuần lễ thử nghiệm lâm sàng, hàng ngày anh Sỹ đều ngồi đọc sách trong buồng khử khuẩn này vài lần, mỗi lần thí nghiệm theo các mức 5-15 phút và theo dõi các chỉ số sức khỏe, đóng vai trò như là “con chuột bạch trong thí nghiệm”. Giữa lúc gay go khi đại dịch Covid-19 bùng phát, số ca bệnh nặng vẫn nhiều và tỷ lệ tử vọng ở Việt Nam lên tới 2,5%. Nó cao hơn mức trung bình của thế giới. Vậy giải pháp nào hợp lý cho phép sử dụng buồng khử khuẩn này, cần phải tìm hiểu thấu đáo, cân nhắc tìm ra giải pháp hợp lý để có được lời giải thỏa đáng. Mỹ, Đức còn chưa làm được thiết bị này, thế mà VinIT đã vượt họ vài năm, hơn nữa kết quả thử nghiệm lâm sàng, trong đó có thử nghiệm trên toàn thân người anh Sỹ, cho thấy là rất an toàn không có gì phải lo ngại, thì rõ ràng chúng ta cũng nên xem nó như một phát kiến rất hữu ích và khả thi do các nhà khoa học Việt Nam sáng chế, đi trước cả các nước tiên tiến. Trước tình hình dịch bệnh hết sức căng thẳng như hiện nay, nếu biết được những thông tin về tính hữu ích, hiệu quả khử trùng và độ an toàn của thiết bị plasma này, chắc chắn sẽ có nhiều chủ doanh nghiệp sẽ có những quyết định thông minh và thực tế để có được thiết bị này nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe đội ngũ nhân viên của mình, thực hiện “mục tiêu kép”vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Hệ thống buồng hấp plasma đóng vai trò như là thiết bị hỗ trợ điều trị nhiễm Covid-19, được sử dụng cùng với các phương tiện khác như thuốc, máy thở, thiết bị y tế khác. Tôi nghe tiến sĩ Nguyễn Nghĩa phân tích mà thấy vừa vui, vừa tự hào song lại buồn cho đất nước, không một bộ ngành nào đến tìm hiểu, hỏi thăm chứ chưa nói đến chuyện hỗ trợ họ về tài chính bởi họ không phải là đơn vị của nhà nước thì cũng dễ hiểu.

GS Viện sĩ, TSKH Nguyễn Quốc Sỹ sinh ngày 20/2/1967 tại Hà Nội. Quê quán tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. GS Nguyễn Quốc Sỹ là chuyên gia đầu ngành của Liên bang Nga và thế giới về Vật lý và Công nghệ Plasma, Giáo sư Đại học Năng lượng Quốc gia Moskva (MPEI), Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học điện Liên bang Nga từ năm 2015, Chủ tịch, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT. Ông thành lập Viện VinIT (thuộc Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam) năm 2016 và trở về nước năm 2018.

Tôi có hỏi kỹ hơn thì được GS Nguyễn Quốc Sỹ cho biết về hiệu quả của hệ thống PlasDif-S. Theo GS, nó có thể sử dụng trong các trường hợp sau.

Thứ nhất, có thể sử dụng trong các khu điều trị

Hệ thống PlasDif-S đóng vai trò như là thiết bị hỗ trợ điều trị nhiễm Covid-19, được sử dụng cùng với các phương tiện khác như thuốc, máy thở, thiết bị y tế khác. Khi điều trị nhiễm Covid-19, cho bệnh nhân ngồi trong thiết bị, hít tia khí ion từ các nguồn plasma qua mũi, hoặc hầu họng trong 1 – 3 ngày hoặc nhiều hơn, mỗi ngày 2 – 5 lần, mỗi lần 40 – 120 giây tùy theo tình trạng nặng nhẹ trong các giai đoạn khác nhau. Tần suất trên có thể tăng giảm tùy theo thể trạng, sao cho đạt được hiệu quả chung của tập thể các bệnh nhân tại cơ sở điều tri và đạt mục đích làm giảm tải lượng virus Covid-19 trên đường hô hấp vào phổi. Hiệu quả điều trị được đánh giá qua mức độ thuyên giảm của các triệu chứng nêu trên, thường biều hiện rõ nét ngay trong giảm chứng mất khứu giác, chứng mất vị giác, ho khan, khó thở, v.v. ngay từ những ngày đầu tiên.

Thứ hai, sử dụng trong các khu cách ly, cửa khẩu, v. v.

Khử trùng bề mặt toàn thân người trong 1 – 3 phút nhằm tiêu diệt 100% vi khuẩn, vi rút Covid-19 trên người trước khi đi vào phòng cách ly hoặc nhập cảnh vào địa điểm.

Thứ ba, sử dụng để khử trùng vật phẩm y tế, vật dụng sinh hoạt thông thường

Hệ thống PlasDif-S có thể khử trùng bề mặt trong vòng 2 – 5 phút đối với bất kỳ vật phẩm, vật dụng nào như dụng cụ y tế, quần áo bảo vệ, đồ vật thông dụng như ga, chăn, gối, đệm, xe đẩy bệnh nhân, tủ, ghế, v.v. trong bệnh viện; thậm chí cả điện thoại di động, thiết bị điện tử, tiền giấy, vật liệu dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với nhiệt, hóa chất, v.v.

Hệ thống buồng hấp plasma cho khử khuẩn, diệt virus và điều trị các bệnh đường hô hấp PlasDif-S có khả năng khử khuẩn bề mặt sâu đạt hiệu quả khử khuẩn ở cấp độ trên 6log10, hàng triệu đơn vị khuẩn CFU/ml chỉ còn lại 01 đơn vị khuẩn sau thời gian xử lý 40 – 120 giây.

So với các phương pháp khử khuẩn thông thường khác, công nghệ CAP, theo GS Nguyễn Quốc Sỹ, nó có các ưu điểm sau:

1. Cho phép giải quyết nhiệm vụ quan trọng khử khuẩn và diệt virus diện rộng trên người, trang thiết bị. So với các thiết bị dành cho điều trị vết thương mãn tính được chuyển sang sử dụng trong điều trị thử nghiệm các bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Đức và Iran, thì những thiết bị sử dụng công nghệ CAP do VinIT mới chế tạo ra là những thiết bị chuyên dụng, nên có khả năng tạo ra dòng plasma có mật độ ion cao, thể tích lớn, gấp hàng trăm lần, do đó có thể nhanh chóng khử khuẩn, diệt virus như Covid-19 trong 40 – 120 giây, khí ion trong plasma có thể thâm nhập qua mũi, miệng, hầu họng để giảm thiểu lượng virus trên đường hô hấp, hỗ trợ tiêu diệt virus Covid-19 và có hiệu quả điều trị vượt trội.

2. Điều trị các bệnh đường hô hấp, có tác dụng giảm đờm, thông đường hô hấp, tiêu diệt và giảm đáng kể các vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp như Streptococcus, Mycoplasma, Staphylococcus, Haemophilus, Legionella, các khuẩn lao, các virus SARS-COV-2, sâu trong các mao mạch, phế nang phổi và hệ thống hô hấp, làm trẻ hóa mao mạch, tăng lượng oxy lên các mao mạch phổi, giảm nám phổi của những người nghiện thuốc, giảm thành phần và độc tính các hóa chất tồn dư trong phổi v.v.

3. An toàn tuyệt đối cho người và trang thiết bị, không dùng hóa chất, không phóng xạ, trường điện từ và tia UV ở ngưỡng cho phép, không gây ô nhiễm thứ cấp, thân thiện với môi trường, có thể nói đây là phương pháp khử khuẩn “khô” và “lành tính”. Những thiết bị này hoàn toàn an toàn với người, vì các ion, các hạt, các loài phản ứng trong tia plasma có năng lượng rất thấp < 1 eV, cũng tương tự, tia UV trong plasma cũng rất yếu, không có khả năng tác động lên các bộ phận con người. Điều này có thể thấy rõ trong việc ứng dụng CAP này rất an toàn ở nhiều nước phát triển đã nêu trên trong điều trị khoang miệng, nha chu, răng miệng, tai mũi họng, loét giác mạc và bắt đầu mở rộng sang điều trị ung thư có chọn lọc kết hợp với các phương pháp hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hiện hữu;

4. Tiêu tốn ít năng lượng, hoạt động ở áp suất khí quyển và nhiệt độ thường, tuổi thọ thiết bị cao, dễ dàng sử dụng và bảo trì.

Ngoài ra, GS Nguyễn Quốc Sỹ còn cho biết thông tin “hot” nhất là:

Với số lượng bệnh nhân COVID-19 ngày càng tăng, liệu pháp plasma đã cho kết quả khả quan trong điều trị coronavirus. Điều trị bằng plasma lạnh cũng đang được chào hàng như một phương thuốc hiệu quả chống lại đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Nhu cầu về liệu pháp plasma ngày càng tăng do khả năng sử dụng nó trong điều trị coronavirus. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh là một số quốc gia cũng đang xem xét liệu pháp plasma để giải quyết dễ dàng hơn cuộc khủng hoảng COVID-19 trên toàn thế giới. Vì vậy, không có lý do gì để nghi ngờ việc “Hệ thống buồng hấp plasma” là công cụ hỗ trợ hữu hiệu trong việc kiểm soát, ngăn ngừa nhiễm virus và điều trị các bệnh nhiễm virus liên quan, trong đó có việc điều trị các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Hơn nữa, về lâu dài Hệ thống này còn có thể sử dụng cho các khu cách ly, bệnh viện, cửa khẩu, các đơn vị nhà máy, xí nghiệp, giúp dập các loại dịch, chống lây nhiễm chéo ra cộng đồng. Tiếc rằng, Bộ Y tế ngỡ “đã có vàng mà để vàng rơi” thì thật buồn, nhất là lúc này, khi dịch bệnh vẫn chưa thật giảm theo chiều đi xuống một cách tích cực. Tôi mong rằng câu chuyện buồn này sớm đến với các vị lãnh đạo ở tầm cao hơn cấp bộ, ngành để sớm cho tìm hiểu và thẩm định kẻo lại như câu chuyện vaccine Nanocovax, chúng chưa được cấp phép để sản xuất nhưng đã có nước ký thỏa thuận với đơn vị chủ trì nghiên cứu để sản xuất bán ra quốc tế ngoài thị trường Việt Nam.

Quốc Phong

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

Viện Công nghệ VINIT thông báo tuyển dụng các vị trí:

  1. Kỹ sư điện, điện tử công nghiệp: 3 người;
  2. Kỹ sư thiết kế cơ khí: 2 người;
  3. Kỹ sư vật lý kỹ thuật: 3 người.

Mô tả công việc:

  1. Kỹ sư điện, điện tử công nghiệp: Thiết kế hệ thống điện; lập trình PLC các thiết bị, máy móc, các sản phẩm khoa học công nghệ của Viện; các công việc khác theo sự phân công của Viện;
  2. Kỹ sư thiết kế cơ khí: Thiết kế cơ khí các thiết bị, máy móc, các sản phẩm khoa học công nghệ của Viện, các công việc khác theo sự phân công của Viện;
  3. Kỹ sư vật lý kỹ thuật: Thiết kế, gia công, chế tạo, lắp ráp các sản phẩm khoa học công nghệ của Viện, các công việc khác theo sự phân công của Viện.

Yêu cầu:

  1. Có đạo đức tốt, trung thực, đoàn kết;
  2. Đam mê công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, mong muốn làm việc lâu dài;
  3. Nam, tốt nghiệp đại học các chuyên ngành kỹ thuật công nghệ. Ưu tiên các ứng viên là lưu học sinh tốt nghiệp ở nước ngoài.

Quyền lợi:

  1. Đảm bảo đầy đủ các chế độ dành cho người lao động theo như quy định pháp luật hiện hành (BHXH, BHYT, BHTN…);
  2. Được tham gia vào các dự án KHCN cao, được làm việc cùng các chuyên gia KHCN cao cấp trong và ngoài nước;
  3. Làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo, thân thiện.

Thời gian làm việc: Toàn thời gian

Địa điểm làm việc: Hà Nội, Thái Bình

Lương và chế độ làm việc: Theo thỏa thuận

Thời gian nộp hồ sơ: Từ ngày 12/05/2020 cho đến khi có thông báo mới

Hồ sơ:

  • CV, thư dự tuyển;
  • Bản scan bằng tốt nghiệp đại học/ thạc sỹ/ Tiến sỹ;
  • Các hồ sơ bổ sung khác (nếu có): Văn bằng, chứng chỉ tiếng nước ngoài (Tiếng Anh, Tiếng Nga v.v.), thư giới thiệu, giấy khám sức khỏe v.v.

Hồ sơ dự tuyển gửi về địa chỉ email: viencongnghevinit@gmail.com

Công trình khoa học “Siêu sóng ánh sáng trong Quang lượng tử”, B. A. Veklenko, Y. I. Malachov, Shi Nguyen-Kuok

Công trình khoa học “Siêu sóng ánh sáng trong Quang lượng tử [1]” được công bố trong cuốn “Lý thuyết và ứng dụng khoa học Vật lý [2]“. Tập 1 xuất bản tháng 09/2019. Tác giả công trình khoa học: GS. TSKH B. A. Veklenko, PGS. TS Y. I. Malachov, GS.VS.TSKH Shi Nguyen-Kuok.

“Lý thuyết và ứng dụng khoa học Vật lý” bao gồm các công trình nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực Vật lý. Cuốn sách chuyên đề đăng tải những công trình nghiên cứu hiện đại nhất về Sóng ánh sáng, Điện động lực học lượng tử, biểu diễn Heisenberg và Schrödinger, các giả thuyết tính toán, phương trình Einstein-Maxwell, lỗ đen Kerr-Newman, thuật toán Newman-Janis, hàm số Mittag-Leffler, biến đổi Laplace, hàm số biến thiên theo thời gian, phép toán tích chập, đạo hàm phân đoạn, cấu trúc vi mô, electron, photon, năng lượng, công suất nhiệt, cân bằng nhiệt, hệ số tổn thất, hệ số dẫn nhiệt, photon, hàm số Green, trạng thái hỗn loạn, trạng thái kích thích của nguyên tử v.v.

Video giới thiệu công trình khoa học “Siêu sóng ánh sáng trong Quang lượng tử” của NXB Book Publisher International

Công trình khoa học “Siêu sóng ánh sáng trong Quang lượng tử” nằm ở chương 2 của cuốn sách và là kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của 03 nhà khoa học Nga
GS. TSKH B. A. Veklenko, PGS. TS Y. I. Malachov, GS.VS.TSKH Shi Nguyen-Kuok, về Siêu sóng ánh sáng phát sinh khi truyền qua môi trường không khí nóng. Các nhà khoa học đã giải các phương trình điện động lực học lượng tử bằng các phương pháp toán và chứng minh về mặt lý thuyết sự xuất hiện của các Siêu sóng ánh sáng như hệ quả của các dao động trong trường lượng tử thứ cấp. Trung bình lượng tử từ các toán tử cường độ điện trường và từ trường trong các Siêu sóng ánh sáng bằng không. Nhưng trường năng lượng lại khác không. Những Siêu sóng ánh sáng này không giống với các sóng ánh sáng bình thường. Các nhà khoa học đã tính toán vận tốc trung bình của các Siêu sóng ánh sáng từ nguồn laser qua một lớp song song hình trụ các nguyên tử không khí kích động nhiệt. Các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đo lường vận tốc trung bình của các Siêu sóng ánh sáng xuyên qua lớp không khí trong ống kim loại hình trụ nung nóng. Vận tốc trung bình của các lượng tử Siêu sóng ánh sáng đạt tới 4.0*108 m/s (lớn hơn nhiều vận tốc của lượng tử ánh sáng trong chân không 2.998*108 m/s). Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm Siêu sóng ánh sáng hoàn toàn trùng khớp với kết quả nghiên cứu lý thuyết.

Xem công trình khoa học: Superluminal Signals in Quantum Optics

[1] – Superluminal Signals in Quantum Optics
[2] – Theory and Applications of Physical Science

Viện Công nghệ VinIT thử nghiệm thành công đầu phát plasma nhiệt công suất lớn

Ban lãnh đạo Viện Công nghệ VinIT xin trân trọng thông báo: Vào lúc 19g30 ngày 22/08/2019, Viện Công nghệ VinIT đã tiến hành thử nghiệm thành công đầu phát Plasma nhiệt công suất lớn 400 kW. Viện Công nghệ VinIT hoàn toàn làm chủ công nghệ này từ nghiên cứu thiết kế tới chế tạo, thử nghiệm và sẵn sàng sớm đưa công trình nghiên cứu này ứng dụng tại Việt Nam.

Video thử nghiệm đầu phát Plasma 400 kW

Đây là kết quả lao động không mệt mỏi, bền bỉ và sáng tạo của tập thể các nhà khoa học và chuyên gia Viện công nghệ VinIT trong tình hình rất khó khăn về điều kiện nghiên cứu, cơ sở vật chất thiếu thốn và áp lực về thời gian nhằm đạt mục tiêu nhanh nhất tìm ra công nghệ và giải pháp giải quyết vấn nạn của xã hội là chất thải rắn sinh hoạt một cách an toàn và hiệu quả nhất. Với kết quả này Việt Nam cũng chính thức ghi tên mình vào nhóm rất ít các quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Nga,… có thể làm chủ và phát triển công nghệ PLASMA cho xử lý chất thải, trong đó có cả các chất thải độc và cực độc.


Khu vực thử nghiệm đầu phát Plasma

Thành công của công trình nghiên cứu sáng tạo này mở ra những hướng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Plasma mới tại Việt Nam. Trong đó có việc xử lý triệt để rác thải rắn sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp và rác thải nguy hại mà không phát thải khí Dioxin và Furan (có trong chất độc màu da cam), đồng thời thực hiện chu trình biến rác thải thành tài nguyên có giá trị, tức là tạo ra điện (Waste-to-Energy). Ngoài ra, công nghệ xử lý rác bằng plasma sẽ đặt nền móng cho việc hình thành một ngành công nghiệp hoàn toàn mới – công nghiệp tái chế rác để thu hồi tài nguyên quý hiếm, mang lại lợi ích to lớn cho đất nước.

Đầu phát Plasma 400 kW

Ban lãnh đạo Viện Công nghệ VinIT xin chân thành cám ơn tập thể cán bộ, nhân viên, các cán bộ khoa học và chuyên gia của VinIT cũng như các đơn vị đối tác đã lao động quên mình, sáng tạo, hiệu quả và với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước đất nước!

Ban lãnh đạo Viện công nghệ VinIT.

CHUYẾN THĂM CỦA BAN LÃNH ĐẠO ĐẠI HỌC NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA MOSKVA TỚI VIỆT NAM

Nhân kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga trong năm 2019 và hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên bang Nga năm 2020, Việt Nam và Liên bang Nga đã thống nhất tổ chức Năm chéo: Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam, từ ngày 2-7/7/2019, Ban lãnh đạo trường Đại học Năng lượng Quốc gia Moskva (MPEI) do GS, Hiệu trưởng, Rogalev N.D. dẫn đầu sang thăm Việt Nam. Thành phần đoàn còn có Hiệu phó về quan hệ quốc tế Tarasov A.E. và GS, VS Nguyễn Quốc Sỹ, Khoa Vật lý đại cương và tổng hợp hạt nhân.

Trong quá trình thăm Việt Nam, ban lãnh đạo MPEI đã đến thăm và làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU), Viện Công nghệ (VinIT), Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM (HCMUT), Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Viện Công nghệ Nano (INT) thuộc Đại Học Quốc Gia TP. HCM.

1. Ngày 02/07/2019, vào lúc 16:30, Lãnh đạo MPEI đã đến thăm và làm việc với Lãnh đạo và một số cán bộ Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Về phía Đại học Quốc Gia Hà Nội có PGS, TS, Giám đốc Nguyễn Kim Sơn, PGS, TS, Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn và một số Hiệu trưởng của các trường Đại học thành viên; Về phía MPEI có Hiệu trưởng Rogalev N.D., Hiệu phó Tarasov A.E. và GS Nguyễn Quốc Sỹ (Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT).

Hình 1. Ban lãnh đạo MPEI: GS, TSKH Hiệu trưởng, Rogalev N.D., Hiệu phó Tarasov A.E. và GS, VS Nguyễn Quốc Sỹ
Hình 2. Hiệu phó Tarasov A.E. và Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn ký kết thoả thuận hợp tác
Hình 3. Các bên tham gia ký kết thoả thuận hợp tác

Trong buổi gặp mặt, Lãnh đạo hai Bên đã trao đổi về các vấn đề cụ thể, như xếp hạng của các trường Đại học trên thế giới và đóng góp của các trường đó vào nền kinh tế chung của đất nước; đầu mối phát triển mối quan hệ giữa các trường Đại học của Nga và Việt Nam; chia sẻ các kinh nghiệm, mô hình tổ chức hợp tác thành công của trường MPEI; hợp tác, hỗ trợ trong phát triển các ngành kỹ thuật năng lượng, công nghệ thông tin tại các trường Đại học thành viên trực thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội; chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên; ký kết Biên bản ghi nhớ về thực hiện chương trình đào tạo hai văn bằng.

2. Ngày 03/07/2019 vào lúc 09:30, Lãnh đạo MPEI đã đến thăm và làm việc với Lãnh đạo và một số cán bộ của Viện Công nghệ VinIT.

Về phía VinIT gồm có GS, Chủ tịch Hội đồng quản lý Nguyễn Quốc Sỹ, Viện trưởng Nguyễn Tiến Võ, TS. Nguyễn Nghĩa Thư ký HĐKH và một số thành viên của Viện; Về phía MPEI gồm có Hiệu trưởng Rogalev N.D., Hiệu phó Tarasov A.E.

Hình 4. Chủ tịch Nguyễn Quốc Sỹ (VinIT) và Hiệu trưởng Rogalev N.D. ký kết thoả thuận hợp tác
Hình 5. Các bên tham gia ký kết thoả thuận hợp tác
Hình 6. Các bên tham gia ký kết thoả thuận hợp tác

Trong buổi làm việc, VinIT đã thông báo kết quả các dự án công nghệ đang triển khai như: dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng khí hoá plasma; dự án xử lý nước thải, nước rỉ rác, nước nuôi tôm kết hợp công nghệ điện hóa keo tụ, công nghệ plasma lạnh và các công nghệ khác; dự án thiết bị y tế điều trị làm liền vết thương, thẩm mỹ bằng plasma lạnh; dự án phục chế và bảo tồn thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). Ngoài ra còn có một số công nghệ khác đang chuẩn bị triển khai như: dự án thiết bị chuyển hóa hạt nhân; dự án xử lý nước uống, diệt tảo bằng công nghệ plasma lạnh, dự án bảo quản nông sản, thực phẩm bằng plasma lạnh và dự án thiết bị tiệt trùng dụng cụ y tế bằng plasama lạnh. Hai Bên đã trao đổi về các khả năng và phương thức hợp tác trong thời gian tới. Lãnh đạo MPEI và VinIT đã ký kết thỏa thuận hợp tác đối tác chiến lược trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, nghiên cứu khoa học.

3. Ngày 04/07/2019 vào lúc 08:30, Lãnh đạo MPEI và VinIT đã đến thăm và làm việc với Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.

Về phía Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM có PGS. TS, Hiệu trưởng Mai Thanh Phong, PGS. TS, Hiệu phó Lê Minh Phương và một số thành viên của các khoa trực thuộc; Phía MPEI có Hiệu trưởng Rogalev N.D., Hiệu phó Tarasov A.E. và GS. Nguyễn Quốc Sỹ (VinIT).

Hình 7. Hiệu trưởng Rogalev N.D. và Hiệu trưởng Mai Thanh Phong ký kết thoả thuận hợp tác
Hình 8. Chủ tịch VinIT Nguyễn Quốc Sỹ và Hiệu trưởng Mai Thanh Phong ký kết thoả thuận hợp tác
Hình 9. Các bên tham gia ký kết thoả thuận hợp tác

Trong buổi làm việc các Bên đã trao đổi với nhau về các nội dung cụ thể, như: hợp tác đào tạo giữa MPEI và Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM; hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ giữa Viện Công nghệ VinIT và Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM; trong đó các lĩnh vực được chú trọng và quan tâm là công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ điện & điện tử, công nghệ cơ điện tử, công nghệ cơ khí, công nghệ thông tin, vật lý kỹ thuật. Cuối buổi làm việc Lãnh đạo các bên đã thống nhất ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo và hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ.

4. Ngày 04/07/2019 vào lúc 11:00, Lãnh đạo MPEI và VinIT đã đến thăm và làm việc với Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông.

Về phía Viện nghiên cứu Phát triển Phương Đông có GS,TS, Viện trưởng Trình Quang Phú, Nguyên Bộ trưởng bộ GDĐT Trần Hồng Quân, hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng GS. Lê Vinh Danh và các thành viên của Viện; Về phía MPEI có Hiệu trưởng Rogalev N.D., Hiệu phó Tarasov A.E. và GS. Nguyễn Quốc Sỹ (VinIT).

Hình 10. Viện trưởng Trình Quang Phú trao kỷ niệm chương cho Hiệu trưởng Rogalev N.D.
Hình 11. Các bên tham gia trao đổi nội dung hợp tác

Trong buổi làm việc, Lãnh đạo hai Bên đã trao đổi về một số nội dung cụ thể như: một số phương pháp và mô hình giáo dục, hợp tác thực hiện các dự án đánh giá xu hướng kinh tế của Việt Nam trong tương lai.

Nhân dịp này, được sự ủy nhiệm của Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam GS. Đặng Vũ Minh, GS. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông Trình Quang Phú đã trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho Hiệu trưởng MPEI, Rogalev N.D.

Trong buổi làm việc này hai Bên đã trao đổi sơ bộ về một số nội dung hợp tác giáo dục trong các lĩnh vực kỹ thuật điện, kỹ thuật năng lượng giữa trường Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Cần Thơ và MPEI.

5. Cũng trong ngày 04/07/2019 vào lúc 14:00, Lãnh đạo MPEI và VinIT đã đến thăm và làm việc với Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH).

Về phía MPEI gồm có Hiệu trưởng Rogalev N.D., Hiệu phó Tarasov A.E. và GS. Nguyễn Quốc Sỹ (VinIT). Về phía HUTECH có GS.TSKH, Hiệu trưởng Hồ Đắc Lộc và các cán bộ lãnh đạo liên quan. Hai Bên ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về hợp tác trong các dự án nghiên cứu, đào tạo chung giữa hai trường.

HUTECH và MPEI cam kết thúc đẩy hợp tác giữa hai trường thông qua xây dựng nguồn tài nguyên chung để chuẩn bị cho các dự án hợp tác về khoa học công nghệ, tổ chức các sự kiện khoa học công nghệ, trao đổi tài nguyên nghiên cứu, từng bước bổ sung, hoàn thiện các thủ tục cần thiết để tiến hành trao đổi cán bộ nghiên cứu, giảng viên, sinh viên cũng như thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo.

Hình 12. Hiệu trưởng Hồ Đắc Lộc và Hiệu trưởng Rogalev N.D. ký kết thoả thuận hợp tác
Hình 13. Hiệu trưởng Hồ Đắc Lộc và Chủ tịch VinIT Nguyễn Quốc Sỹ ký kết thoả thuận hợp tác
Hình 14. Các bên tham gia trao đổi nội dung hợp tác

Cũng trong buổi làm việc, GS,TSKH Hồ Đắc Lộc đã đại diện HUTECH ký kết thỏa thuận “Hợp tác trao đổi nghiên cứu khoa học” với Viện Công nghệ VinIT, xây dựng các cơ sở pháp lý khung để hai bên triển khai các thủ tục tiếp theo liên quan tới các đề tài, dự án khoa học – công nghệ.

6. Ngày 04.07.2019 vào lúc 15:30, Lãnh đạo MPEI gồm có Hiệu trưởng Rogalev N.D., Hiệu phó Tarasov A.E. và GS. Nguyễn Quốc Sỹ (VinIT) đã đến thăm và làm việc với Lãnh đạo Viện Công nghệ Nano trực thuộc Đại học Quốc Gia TP.HCM.

Về phía Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) có GS.TSKH, Viện trưởng Đặng Mậu Chiến, Phó Viện trưởng Đoàn Đức Chánh Tín.

Hình 15. Viện trưởng Đặng Mậu Chiến và Hiệu trưởng Rogalev N.D. ký kết thoả thuận hợp tác
Hình 16. Viện trưởng Đặng Mậu Chiến và và Chủ tịch VinIT Nguyễn Quốc Sỹ ký kết thoả thuận hợp tác
Hình 17. Viện trưởng Đặng Mậu Chiến và Hiệu trưởng Rogalev N.D. trao đổi thoả thuận hợp tác

Trong buổi làm việc, các Bên đã trao đổi thông tin hợp tác giữa MPEI và Viện Công nghệ Nano cụ thể như: hợp tác đào tạo; hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ cảm biến, công nghệ môi trường. Hai Bên đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo và hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ.

7. Ngày 05/07/2019 vào lúc 18:00, Ban lãnh đạo MPEI gồm GS, Hiệu trưởng, Rogalev N.D., Phó hiệu trưởng về quan hệ quốc tế Tarasov A.E. và GS. Nguyễn Quốc Sỹ đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tiếp đón và thảo luận nhiều vấn đề hai Bên cùng quan tâm.

Ban lãnh đạo MPEI đã báo cáo với Bộ trưởng kết quả làm việc với các trường đại học và viện nghiên cứu tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong lĩnh vực đào tạo chuyên gia và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đó cũng là một trong những hoạt động thiết thực của Năm chéo: Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam.

Hình 18. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Ban lãnh đạo MPEI

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã cám ơn MPEI trong suốt 65 năm qua đã dành sự ưu tiên và chú ý đặc biệt trong việc đào tạo cho Việt Nam nhiều chuyên gia về năng lượng, kỹ thuật đóng vai trò là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng ngành năng lượng Việt Nam.

Ban lãnh đạo MPEI cũng cảm ơn chân thành sự đón tiếp nồng hậu của Bộ trưởng, cũng như rất vui mừng có cơ hội ký kết nhiều thoả thuận hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng, kỹ thuật của Việt Nam.

Hai Bên đã trao đổi về các mô hình và kinh nghiệm trong việc tổ chức quản lý giáo dục đại học và thảo luận về mô hình hợp tác mới giữa các trường đại học năng lượng, kỹ thuật Việt Nam và Nga.

Để thúc đẩy sự dụng hiệu quả nguồn lực dự trữ khoa học và công nghệ của Việt Nam và Nga, hai Bên cho rằng cần phải xây dựng mô hình kiểu mới dưới hình thức một hiệp hội (consortium) các trường đại học năng lượng và kỹ thuật giữa Việt Nam và LB Nga nhằm mục đích khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn năng lực dự trữ của các trường Đại học Việt Nam và LB Nga để đào tạo chuyên gia năng lượng và kỹ thuật cho Việt Nam. Đồng thời nhất trí giao MPEI nhiệm vụ xây dựng đề án thành lập Hiệp hội nói trên để trình Chính phủ LB Nga và Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

8. Ngày 06/07/2019 từ 08h00 đến 13h00 đã diễn ra Buổi gặp gỡ và giao lưu giữa Ban lãnh đạo MPEI với các cựu lưu học sinh MPEI tại Trường Đại học Dân lập Phương Đông, Hà Nội.

Đến dự sự kiện đặc biệt này, về phía MPEI có Hiệu trưởng, Rogalev N.D., Hiệu phó Tarasov A.E. và GS Nguyễn Quốc Sỹ. Khoảng 60 cựụ lưu học sinh, đại diện cho các thế hệ LHS học tập tại MPEI đã tới tham dự, trong đó có PGS, TS Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Đại học Dân Lập Phương Đông. Cựu LHS cao tuổi nhất tham gia buổi gặp mặt là bác Nguyễn Quý Hoà, 87 tuổi (niên khoá 1962-1968) và trẻ nhất là các LHS MPEI mới trở về Việt Nam năm 2019.

Khi Bản nhạc truyền thống MPEI vang lên toàn thể hội trường đã nghiêm trang đứng dậy. Sau đó, các videoclips giới thiệu về ngôi trường thân thương của các LHS MPEI cũng như các hình ảnh các thế hệ LHS đã được trình chiếu trong sự theo dõi chăm chú của toàn thể những người tham dự.

Trong buổi gặp gỡ và giao lưu này, Hiệu trưởng, Rogalev N.D. đã phát biểu và chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình trước các cựu LHS MPEI. Hiệu trưởng Rogalev N.D. đánh giá cao những nổ lực và thành quả đạt được của các cựu học sinh MPEI trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, cũng như góp phần củng cố tình hữu nghị giữa hai dân tộc Nga và Việt Nam.

Các phát biểu tham luận của cựu LHS MPEI gồm có: Bùi Thiện Dụ, Trần Chí Thành, Bùi Hải Sơn, Ngô Kiều Oanh, Trương Văn Khánh Nhật, v.v… đều nói đến những tình cảm chân thành và kỷ niệm sâu sắc của LHS MPEI với các thầy cô giáo và ngôi trường thân yêu của mình. Nhiều cảm xúc, kỷ niệm, hồi tưởng của một thời thanh niên được các cựu LHS MPEI xúc động truyền tải tới các thầy trong đoàn công tác và đông đảo đại diện các thế hệ LHS.

Chia sẻ trên diễn đàn, các cựu LHS MPEI đều nói lên niềm biết ơn vô hạn với thầy cô và ngôi trường đã đào tạo, dìu dắt mình những năm tháng quan trọng trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học. Nó là cơ sở và tiền đề vững chắc cho những thành công trên con đường hoạt động khoa học cũng như công tác sau này tại Việt Nam.

Trong không khí thân mật, đượm nghĩa tình thầy trò, các cựu LHS MPEI đã trình diễn những ca khúc nhạc Nga trữ tình, gắn bó sâu sắc với một thời sinh viên của mình tại ngôi trường thân yêu.

Buổi gặp gỡ, giao lưu giữa cựu LHS với Ban lãnh đạo Đại học Năng lượng Quốc gia Moskva đã thu được những kết quả hết sức tốt đẹp. Chương trình, kịch bản của buổi giao lưu được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và phong phú. Các cựu LHS MPEI có mặt đã thể hiện tình cảm chân thành, biết ơn ngôi trường đã đào tạo ra mình. Ai cũng cảm thấy trẻ lại và gắn bó gần gũi hơn với ngôi trường của một thời thanh xuân đẹp đẽ và rực rỡ nhất.

Sau đây là một vài hình ảnh kỷ niệm buổi gặp gỡ, giao lưu này:

Nhóm nghiên cứu Nga-Việt dự định tranh luận với Einstein

0

Theo chương trình Năm chéo hữu nghị Nga-Việt, hai bên tập trung nỗ lực phát triển nhiều lĩnh vực hợp tác khác nhau. Bao gồm cả nghiên cứu khoa học. Một ví dụ tốt về sự hợp tác trong lĩnh vực này là các hoạt động của nhóm nghiên cứu Việt – Nga trong Viện Công Nghệ VinIT thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Người khởi xướng thành lập và giám đốc của Viện Công nghệ VinIT là ông Nguyễn Quốc Sỹ. Trong 35 năm qua, ông sống và thực hiện các hoạt động nghiên cứu ở cả Việt Nam và Nga. Nhà vật lý, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ là Trưởng phòng thí nghiệm Plasma thuộc Trường Đại học Năng lượng Matxcơva.

Tập thể của Viện Công nghệ VinIT tại Hà Nội

Ông đã mời hàng chục đồng nghiệp Nga quan tâm đến các chủ đề nghiên cứu do ông đề xuất tham gia hoạt động chung với các nhà khoa học Việt Nam trong VinIT. Bao gồm cả các chuyên gia từ Đại học Năng lượng Matxcơva, từ Trung tâm nghiên cứu hạt nhân “Viện Kurchatov”, từ Viện Vật lý-Kỹ thuật và Viện Điện lực ở St. Petersburg, từ Viện Cổ sinh vật học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

“Chúng tôi đã xây dựng bầu không khí tâm lý trong tập thể”, – giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Cơ sở nghiên cứu và sản xuất của Viện VinIT tại Hà Nội

“Chúng tôi đang thực hiện mấy dự án khoa học. Ví dụ, vấn đề xử lý nước – để có nước uống và nước sử dụng trong công nghiệp, cũng như lọc nước trước khi cấp vào ao nuôi tôm.

Có một dự án thú vị về việc sử dụng plasma lạnh kết hợp với laser để điều trị vết thương hở và vết cắt. Thiết bị thí điểm đã sẵn sàng, chúng tôi sắp chuẩn bị tài liệu kỹ thuật. Như dự kiến, trong 2-3 tháng tới, thiết bị này sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt – có rất nhiều người muốn mua thiết bị của chúng tôi.

Cơ sở nghiên cứu và sản xuất của Viện VinIt tại Hà Nội

Một dự án cực kỳ quan trọng là bảo vệ môi trường và tái chế rác thải. Mỗi ngày Việt Nam xả rất nhiều rác thải. Ví dụ, Hà Nội mỗi ngày phát sinh hơn 8 nghìn tấn chất thải rắn sinh hoạt, và Thành phố Hồ Chí Minh – 12 nghìn tấn. Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng, cả việc chôn lấp và đốt rác thải đều không phù hợp với Việt Nam. Để chôn lấp rác thải phải có diện tích đất khá lớn, mà ở Việt Nam không có sẵn. Về phương pháp đốt rác phải nói rằng, vì ở Việt Nam không có hệ thống phân loại rác trước khi được đưa đi xử lý, thì trong quá trình đốt rác phát sinh nhiều chất ô nhiễm độc hại, kể cả khí độc ở nồng độ cao có thể gây chết người. Vấn đề xử lý rác thải rắn đô thị chỉ có thể được giải quyết bằng cách khí hóa bằng plasma”.

Plasmatron ba pha đa chức năng với công suất 300-400 kW để xử lý chất thải (dự án VinIT năm 2019)

Tham gia nghiên cứu công nghệ mới này có Phó giáo sư Yuri Malakhov từ Viện Kỹ thuật điện Matxcơva. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông nói:

“Xử lý rác thải theo phương pháp khí hóa bằng plasma đòi hỏi đầu tư ít hơn so với đốt rác theo tiêu chuẩn. Khí hóa bằng plasma xảy ra ở nhiệt độ cao hơn nhiều – hơn 1500 độ C. Trong quá trình này, rác thải biến thành khí tổng hợp không chỉ vô hại với con người mà còn có thể được sử dụng làm nhiên liệu để tạo ra điện. Chúng tôi đã phát triển khu phức hợp bao gồm một nhà máy nhỏ để khí hóa bằng plasma và một nhà máy nhiệt điện mini chạy bằng khí tổng hợp. 60% điện năng được tạo ra sẽ được sử dụng trong quá trình khí hóa bằng plasma và 40% điện năng có thể được cung cấp cho những người tiêu dùng khác”.

Hai năm trước, các nhà khoa học của Nga và Việt Nam thu thành công lớn khi giới thiệu công nghệ này tại Hà Nội và một số tỉnh của Việt Nam. Nhiều doanh nhân Việt Nam thể hiện sự quan tâm lớn đến nó.

Phát triển khoa học hệ thống xử lý nước cho khu công nghiệp (dự án VinIT 2019): 1. Bể chứa nước thải; 2. Máy bơm; 3. Bể lọc sơ cấp; 4. Bể điện phân; 5. Van điều khiển; 6. Bể làm sạch sơ cấp; 7. Bể làm sạch thứ cấp; 8. Bể chứa nước sau khi lắng; 9. Bể lọc thứ cấp; 10. Máy tạo Ozone; 11. Hệ thống ống Venturi; 12. Máy trộn tĩnh; 13. Bể chứa nước ozon hóa; 14. Hệ thống ống UV; 15. Bể chứa nước đã xử lý; 16. Hệ thống quản lý

Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ cho biết:

“Kể từ đó, chúng tôi đã thiết kế plasmatron dòng xoay chiều với công suất lên tới 500 kW. Bây giờ plasmatron trong giai đoạn thử nghiệm, thiết bị này được đặt trên lãnh thổ nhà máy sản xuất pin. Chúng tôi có kế hoạch xây dựng một nhà máy nhiệt điện quy mô đầy đủ. Hiện có những đơn đặt hàng đầu tiên từ Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận các đơn đặt hàng từ cả Việt Nam và Nga, mà ở Nga việc xử lý rác thải cũng là một vấn đề rất nghiêm trọng”.

Một dự án khác mà các nhà khoa học của hai nước đang thực hiện trong 4 năm liền là bảo tồn các công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn.

Dự án khoa học về nghiên cứu các phương pháp và công nghệ bảo vệ và phục hồi di tích văn hóa cổ đại Mỹ Sơn dưới sự bảo trợ của UNESCO

Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ cho biết:

“Dự án này không có tài trợ đặc biệt. Các công việc đang được thực hiện bằng lòng nhiệt tình. Các nhà khoa học Nga đến Mỹ Sơn trong kỳ nghỉ của họ, và tự tài trợ các chuyến đi này. Chỉ có những người bạn và đồng nghiệp giúp chúng tôi. Tuy nhiên, có được sự ủng hộ tinh thần của Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương là rất quan trọng. Chúng tôi đã được cấp quyền làm việc tự do tại Mỹ Sơn, không ai can thiệp vào các công việc của chúng tôi. Cơ quan hải quan đã bật đèn xanh để chúng tôi đưa gạch Mỹ Sơn đến Nga để nghiên cứu và sau đó mang về chúng”.

Dự án khoa học về nghiên cứu các phương pháp và công nghệ bảo vệ và phục hồi di tích văn hóa cổ đại Mỹ Sơn dưới sự bảo trợ của UNESCO

Ví dụ, các chuyên gia của Viện Cổ sinh vật học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga tại Matxcơva nghiên cứu những viên gạch Mỹ Sơn và vật liệu kết dính gạch bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại và điện tử, với sự trợ giúp của thiết bị X-quang đặc biệt, chụp cắt lớp. Đây là lần thứ năm, Tiến sỹ Alexey Pakhnevich, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện cổ sinh học, lên đường đi Mỹ Sơn. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông nói:

Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới, là đối tượng số 949. Nhưng, đáng tiếc, thực tế này tự nó không làm chậm qúa trình hư hỏng. Các cuộc thám hiểm khoa học từ nhiều quốc gia cũng không thể làm chậm quá trình này. Và nếu không bắt tay giải quyết vấn đề ngay bây giờ, thì các thế hệ mai sau sẽ không thấy Mỹ Sơn. Đó là lý do tại sao nhóm nghiên cứu Nga-Việt của chúng tôi tham gia dự án này. Các cuốc nghiên cứu được thực hiện ở Matxcơva, còn các thí nghiệm – ở Mỹ Sơn. Chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về thành phần khoáng sản và cấu trúc của những viên gạch cổ. Chúng tôi đã xác định gần đúng nhiệt độ nung gạch và loại cây nào đã được sử dụng để nung gạch. Tuy nhiên, chúng tôi thậm chí chưa đến giữa đường, vẫn còn nhiều việc phải làm. Ví dụ, cần phải làm sáng tỏ những chất nào đã được sử dụng để kết dính gạch. Và những chất nào có thể được sử dụng hiệu quả nhất để chống lại rêu, địa y, các đợt mưa lũ phá hủy Mỹ Sơn”. 

Trong khuôn khổ chương trình của VinIT, các nhà khoa học của Nga và Việt Nam không chỉ tham gia vào các dự án thực tế mà còn nghiên cứu các vấn đề khoa học cơ bản, – Giáo sư Sergei Popov, chuyên gia cao cấp từ Viện Kỹ thuật Điện và Điện lực của Viện Hàn lâm Khoa học Nga tại St. Petersburg nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Giáo sư Popov cho biết:

“Một trong những định luật chính của Einstein nói rằng, tốc độ tối đa của photon trong chân không, tức là tốc độ ánh sáng là 300 000 km/s. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của chúng tôi trong phòng thí nghiệm đã gửi các photon bay qua một ống được làm nóng và ghi lại tốc độ của chúng cao hơn một phần ba, nghĩa là 400 000 km/s. Gần đây, một số phòng thí nghiệm khác trên thế giới cũng ghi nhận kết quả tương tự. Nhưng, các nhà khoa học chưa thể giải thích về mặt lý thuyết cho hiện tượng này. Vì vậy, chúng tôi đang cố gắng tranh luận với Einstein”.

Alexei Syunnerberg

Nguồn: vn.sputniknews.com

Mặt Trời thành điện năng thay thế nhiệt điện than, năng lượng thủy điện và hạt nhân

0

Việt Nam bắt đầu xây dựng nhà máy điện mặt trời đầu tiên. Một nhóm các nhà khoa học Việt Nam và Nga đang phát triển dự án sử dụng pin mặt trời ở Việt Nam có khả năng tạo ra lượng điện nhiều gấp hai lần.

Dự án năng lượng điện mặt trời đầu tiên được khởi công tại tỉnh Bình Thuận. Nhà máy điện năng lượng mặt trời được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 50 ha, công suất nhà máy 30 MW. Thông tin này đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học Nga và Việt Nam làm việc tại Viện Công nghệ VinIT đã được thành lập hai năm trước đây tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Họ cùng phát triển bốn dự án phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trong số đó có một dự án phát triển pin mặt trời với hiệu suất cao có thể được sử dụng ở Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ của Trường Đại học Năng lượng Matxcơva, tân Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT đã trả lời phỏng vấn của Sputnik-Vietnam. Ông lưu ý rằng, sau khi ngưng chương trình điện hạt nhân, chính quyền Việt Nam đặc biệt chú ý đến việc phát triển các nguồn năng lượng thay thế. Trước hết, đến những nguồn năng lượng được coi là vĩnh cửu, có khả năng tái tạo. Bao gồm cả năng lượng Mặt trời. Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, vào năm 2050, năng lượng mặt trời sẽ được khai thác với giá rẻ nhất.

Vì vậy, quyết định của chính phủ Việt Nam được thông qua cách đây một năm về phát triển năng lượng mặt trời là rất đúng đắn và kịp thời, — ông Nguyễn Quốc Sỹ nhấn mạnh. — Đồng thời đây là một quyết định đầy tham vọng. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Việt Nam sẽ vận hành các nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 4,7 GW, trong tương lai với công suất lớn hơn nữa. Ngay cả ở Trung Quốc và Mỹ, kế hoạch phát triển năng lượng mặt trời là khiêm tốn hơn; song, ở hai nước này có cả các nhà máy điện hạt nhân. Để thực hiện kế hoạch này Việt Nam phải giải quyết nhiều vấn đề. Ví dụ, nên chú ý đến thực tế rằng, các nhà máy này chỉ hoạt động khi có ánh nắng mặt trời. Ngoài ra nên chú ý đến việc ở Việt Nam không có nhiều đất chưa sử dụng để lắp đặt các tấm pin mặt trời. Việt Nam cũng nên thành lập các xí nghiệp sản xuất pin mặt trời, vì bây giờ Việt Nam nhập khẩu thiết bị này chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiệu suất của các pin nhập khẩu là thấp — 15-18%. Vì thế cần phải sử dụng pin mặt trời thế hệ mới với hiệu suất cao hơn.

Một nhóm nghiên cứu chung của các nhà khoa học Nga và Việt Nam của Viện Công nghệ đang thực hiện dự án sử dụng tại Việt Nam pin mặt trời phát triển tại Nga, — ông Sergey Kognovitsky, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Vật lý kỹ thuật St. Petersburg, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik-Vietnam.

Chúng tôi đã giảm lượng vật liệu bán dẫn trong loại pin này, pin mới có kích thước nhỏ hơn nhiều, nhưng có hiệu suất cao hơn so với các loại pin hiện có. Trong phòng thí nghiệm, hiệu suất lên đến 46%. Những tấm pin này được lắp đặt trên các hệ thống theo dõi mặt trời để thu thập ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, những tấm pin này có thể được cài đặt cả trên mái nhà cũng như trên cột — trong trường hợp này, vùng đất xung quanh có thể được sử dụng cho nhu cầu nông nghiệp: trồng trọt, chăn thả gia súc.

Các đồng nghiệp Việt Nam và Nga trong Viện nghiên cứu Công nghệ cao đều tin rằng,pin mặt trời thế hệ thứ ba được phát triển ở Nga sẽ chiếm một vị trí xứng đáng trong kế hoạch phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

Alexei Syunnerberg

Nguồn: vn.sputniknews.com

ĐỘNG CƠ ĐẨY TỪ TÍNH ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI

Từ ngày 30.05.2019, Động cơ đẩy từ tính đầu tiên trên thế giới đã được đưa ra trình diễn chính thức tại Mỹ. Động cơ có công suất khoảng 25 kW, hoạt động liên tục 24/7, không cần tiếp năng lượng hay nhiên liệu, không gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường, không có chất thải. Video động cơ cảm ứng năng lượng “Crystal Trái đất” – một công cụ quy mô phòng thí nghiệm mới mang tính cách mạng có thể thay đổi cách thế giới tạo ra sức mạnh của mình được trực tiếp 24/7 trên trang https://earthenginelive.com/

Crystal là một mô hình quy mô phòng thí nghiệm, bên ngoài hoàn toàn trong suốt, là Động cơ Trái đất Năng lượng Điện cảm. Động cơ Trái đất sử dụng lực đẩy, được tạo ra giữa hai nam châm vĩnh cửu đối lập để điều khiển bánh đà lớn, tạo ra sức mạnh cơ học. Crystal được thiết kế chỉ như một công cụ trình diễn để chứng minh sự không đồng nhất của hai từ trường đối lập có thể tạo lực đẩy một chiếc bánh đà nặng để tạo ra sức mạnh để điều khiển máy phát điện. Bánh đà pha lê có trọng lượng nặng khoảng 622 pound (270 kg) và bị giới hạn tốc độ ở mức 100 vòng/phút hoặc ít hơn do sức mạnh của trục chính của nó. Để so sánh, các mô hình động cơ thương mại có thể chạy ở tốc độ vài trăm vòng/phút.

Cấu trúc cơ bản gồm những thỏi nam châm tạo từ tính được xếp chéo, so le với nhau để khi có nguồn từ kích hoạt bên ngoài thì tạo ra moment xoắn làm quay bánh đà. Bánh đà qua bộ truyền động nối với động cơ phát điện.

Tất nhiên “vĩnh cửu” ở đây chỉ là tương đối và chỉ có ý là con người không cần nạp năng lượng đầu vào chứ Định luật bảo toàn năng lượng vẫn hoàn toàn đúng. Trường hợp này từ tính của các nam châm do dòng điện kích hoạt bên trong và dòng điện này lại được bổ sung năng lượng từ trường từ bên ngoài của trái đất hoặc một dạng năng lượng bên ngoài từ vũ trụ mà xưa nay các nhà KH vẫn gọi là năng lượng tối. Đây chỉ là giả thuyết.

Để lý giải nguyên lý hoạt động và nguồn gốc năng lượng của động cơ từ vĩnh cửu cần có các nghiên cứu chuyên sâu bổ sung. Nhưng thực tế ứng dụng có thể đi trước các nghiên cứu lý thuyết, thậm chí dẫn dắt các nghiên cứu lý thuyết đi đúng hướng. Bất luận thế nào thì việc phát minh ra động cơ từ vĩnh cửu và một dạng năng lượng mới sạch, không giới hạn có ý nghĩa vô cùng to lớn cho nền văn minh của loài người. Chúng ta đang chứng kiến thời khắc lịch sử khi nền văn minh của chúng ta bước sang một trang mới với sự phát triển vượt bậc trên tất các lĩnh vực nhờ nguồn năng lượng mới này.

Prof. Nguyễn Quốc Sỹ

*Bài viết thuộc bản quyền của VinIT, mọi sự chia sẻ lại cần ghi rõ nguồn.

Tiểu sử GS. TSKH Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT

Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Quốc Sỹ là nhà khoa học Vật lý và Công nghệ Plasma, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng Plasma nhiệt độ thấp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học điện Liên bang Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT.

Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ sinh ngày 20 tháng 2 năm 1967 tại Hà Nội. Quê quán: làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Thời nhỏ ông sống cùng gia đình tại Hà Nội. Bố của ông là giáo viên khoa Hóa Đại học Tổng hợp, mẹ là giáo viên dạy Toán trong trường phổ thông. Ông tốt nghiệp loại giỏi trung học phổ thông năm 1983. Cùng năm đó ông vượt qua kỳ thi tuyển sinh vào Đại học và được chọn đi du học ở Liên Xô.

Tháng 08 năm 1984, Nguyễn Quốc Sỹ đến Liên Xô và vào học năm thứ nhất Khoa Cơ Điện Đại học Bách khoa Leningrad (nay là Đại học Nghiên cứu Quốc gia LB Nga “Đại học Bách khoa Saint Petersburg” – NRU SPbPU). Từ rất sớm, trong thời gian học tập tại Đại học Bách khoa Leningrad ông đã được chọn làm việc trong Phòng thí nghiệm trọng điểm của LB Nga về Vật lý và Công nghệ Plasma. Ông đã được đào tạo và cộng tác với nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực vật lý và công nghệ Plasma của LB Nga, tham gia vào các chương trình khoa học trong và ngoài nước. Ông đã được nhận nhiều giải thưởng, bằng khen từ Hội đồng khoa học, Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Leningrad và Hội đồng thành phố Leningrad vì những thành tích trong nghiên cứu khoa học.

Tháng 04 năm 1989, Nguyễn Quốc Sỹ tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học sớm một năm với bằng xuất sắc tại Đại học Bách khoa Leningrad (NRU SPbPU). Từ năm 1989 ông là nghiên cứu viên khoa học của Phòng thí nghiệm Kỹ thuật và Công nghệ Plasma, đồng thời là trợ giảng và nghiên cứu sinh của Khoa Kỹ thuật và Công nghệ Điện, Đại học Bách khoa Leningrad (NRU SPbPU).

Tháng 06 năm 1992, ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Mô hình toán tương tác dòng các hạt rắn với Plasma”. Kết quả nghiên cứu được Hội đồng khoa học của Đại học Bách khoa Leningrad đánh giá là xuất sắc nhất trong số các công trình nghiên cứu của trường năm 1992. Trên cơ sở đó, Hội đồng khoa học NRU SPbPU quyết định chọn Nguyễn Quốc Sỹ là nghiên cứu sinh duy nhất cho chương trình đào tạo Tiến sĩ khoa học của trường năm 1993.

Tháng 03 năm 2002, ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ khoa học với đề tài “Nghiên cứu các loại Plasma sóng cao tần và hồ quang điện” tại NRU SPbPU. Kết quả luận án được Ủy ban xét duyệt và đánh giá chất lượng khoa học cao cấp của Liên bang Nga đánh giá là một trong những công trình khoa học tốt nhất của LB Nga năm 2002, có tầm quan trọng to lớn đối với khoa học và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế quốc gia.

Từ năm 1994 đến 2003, Nguyễn Quốc Sỹ là Phó Giáo sư Khoa Kỹ thuật và Công nghệ điện NRU SPbPU. Trực tiếp giảng dạy các khóa học chuyên môn “Mô hình toán Plasma thiết bị Plasma”, “Lý thuyết gia nhiệt cảm ứng điện từ”, “Vật lý Plasma”, “Thiết kế các loại thiết bị Plasma và thiết bị Plasma “.

Từ năm 2003, ông là Giáo sư Khoa Vật lý đại cương và Tổng hợp hạt nhân, Đại học Nghiên cứu Quốc gia “Đại học Năng lượng Moskva” (NRU MPEI). Ông đã thành lập Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma làm cơ sở cho nghiên cứu mới và chuyên sâu trong lĩnh vực Vật lý Plasma tại Đại học Năng lượng Moskva. Hiện tại, Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma còn là cơ sở đào tạo sinh viên đại học và sau đại học của Viện Năng lượng hạt nhân và Vật lý nhiệt, chuyên ngành – Lò phản ứng nhiệt hạch và Hệ thống Plasma.

Là chuyên gia đầu ngành của LB Nga và thế giới về Vật lý và Công nghệ Plasma, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ thường xuyên tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về chuyên đề vật lý, công nghệ và ứng dụng Plasma.

Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ là Giám đốc Phòng thí nghiệm Vật lý plasma tại Đại học nghiên cứu quốc gia “Viện kỹ thuật điện Matxcơva” từ năm 2005, là Cố vấn khoa học của Technoceramica LTD từ năm 2011.

Năm 2006, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ được nhận giải thưởng các Nhà khoa học trẻ của Tổng thống Liên bang Nga.

Năm 2012, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ đoạt giải nhất cuộc thi các công trình khoa học của NRU “MPEI” và nhận giải thưởng cho việc xuất bản cuốn sách chuyên khảo khoa học “Mô hình toán Plasma nhiệt độ thấp”.

Năm 2013 dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ, “Technokeramika” (Obninsk) đã thiết kế, chế tạo thành công đầu phát Plasma cao tần công suất 1000 kW và dây chuyền công nghệ Plasma chế tạo các loại vật liệu bột chịu nhiệt đặc biệt.

Năm 2016, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ tham gia thành lập Viện Công nghệ VinIT và được bầu làm Chủ tịch Viện.

Năm 2017, Công trình của Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ được nhà xuất bản nổi tiếng Springer chọn để xuất bản cuốn chuyên khảo khoa học “Lý thuyết vật lý Plasma nhiệt độ thấp”.

Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ là Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học điện Liên bang Nga từ năm 2015 và Viện Hàn lâm Quốc tế về Nghiên cứu Hệ thống từ năm 2012.

BAN LÃNH ĐẠO VIỆN CÔNG NGHỆ VINIT

  1. Nguyễn Quốc Sỹ, Chủ Tịch;
  2. Nguyễn Tiến Võ, Viện Trưởng;
  3. Đỗ Ngọc Sơn, Phó Viện Trưởng;
  4. Nguyễn Nghĩa, Thư Ký HĐKH.

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ VIỆN CÔNG NGHỆ VINIT

  1. Ông Nguyễn Quốc Sỹ, Chủ tịch;
  2. Ông Nguyễn Tiến Võ, Phó Chủ tịch;
  3. Ông Nguyễn Văn Lai, Ủy Viên;
  4. Ông Đỗ Việt Anh, Ủy Viên.

Bài 3: Phát triển công nghiệp phụ trợ bán dẫn nên bắt đầu từ đâu?

Công nghiệp phụ trợ không chỉ liên quan đến chất bán dẫn mà liên quan đến nhiều sản phẩm khác và đây thường là các ngành công nghệ cao, rất cần sự hỗ trợ HTQT.

Hợp tác quốc tế và “lối đi riêng”

Phát triển công nghiệp phụ trợ, Việt Nam không nên làm một mình mà nên hợp tác chặt chẽ với các nước công nghiệp tiên tiến. Chuyển giao công nghệ và đầu tư từ các đối tác chiến lược trên thế giới là yếu tố then chốt, quyết định thành công xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn. Để làm được điều này, Việt Nam phải xây dựng cơ chế đặc biệt thu hút và chuyển giao công nghệ, chất xám. Đồng thời, phải có hệ thống R&D chuyên sâu, tích hợp sâu với đào tạo và sản xuất, có thể cho ra đời các phát minh công nghệ của riêng mình, mới có thể cạnh tranh và đi cùng với thế giới trong chuỗi cung ứng các sản phẩm bán dẫn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ trao văn bản ghi nhớ về hợp tác bán dẫn giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ trao văn bản ghi nhớ về hợp tác bán dẫn giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Chúng ta cũng không nên đầu tư dàn trải. Nên tập trung cho một số công nghệ mũi nhọn, công nghệ lõi, công nghệ nền, với nhu cầu nhiệm vụ mang tầm vóc chiến lược, lâu dài, có ý nghĩa lớn lao, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Ngoài ra, cần xác định thị trường và các sản phẩm bán dẫn mà Việt Nam có thể tham gia. Trong đó, sản phẩm đầu ra của ngành công nghiệp bán dẫn phải được điều tiết bằng cơ chế chung của thị trường

Theo Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ, xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn và công nghiệp phụ trợ là nhiệm vụ không hề đơn giản, dễ dàng, và nhất định phải có sự giúp đỡ từ quốc tế về công nghệ. Chúng ta không những phải làm chủ các công nghệ hiện đại nhất của thế giới mà còn phải cải tiến nó, tạo nên sự khác biệt về công nghệ, tăng sức cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình. Chỉ như vậy, Việt Nam mới có thể đi cùng thế giới và đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu về bán dẫn.

Nếu thiếu chúng ta, chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu hoạt động không tốt, và ngược lại, có sự tham gia của chúng ta, sẽ hoạt động tốt hơn. Có nghĩa là, phải khẳng định được vị trí của mình trong cuộc cạnh tranh bán dẫn, vốn đang ngày càng gay gắt, khốc liệt”, Giáo sư, Viện sỹ, Nguyễn Quốc Sỹ nhấn mạnh đồng thời khuyến nghị “Các ngành công nghiệp phụ trợ cũng phải bám sát các phát minh công nghệ mới nhất. Cần lưu ý, vòng đời các công nghệ bán dẫn đang ngày càng ngắn lại. Nếu chúng ta muốn đứng trong chuỗi cung ứng bán dẫn của thế giới, thì từ phát minh công nghệ tới đào tạo nhân lực và sản xuất cũng phải đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng này”.

Thu hút đầu tư cho bán dẫn: “Thức ăn của đại bàng” phải khác của “chim ri”

Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ cho rằng, cần phải tách bạch giữa việc Chính phủ các cường quốc về công nghiệp bán dẫn ủng hộ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn với việc các tập đoàn lớn về bán dẫn của thế giới đầu tư vào Việt Nam.

Với sự ủng hộ của Chính phủ các nước công nghệ tiên tiến, Việt Nam có thể kêu gọi đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới. Ủng hộ về mặt chính trị luôn là yếu tố quan trọng và là nền tảng vững chắc, thuận lợi để các doanh nghiệp xem xét đầu tư tại Việt Nam.

Bài 3: Phát triển công nghiệp phụ trợ bán dẫn nên bắt đầu từ đâu?
Việt Nam có thể kêu gọi đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới (Ảnh minh họa)

Nhưng quyết định cuối cùng, có đầu tư hay không, là ở các tập đoàn công nghệ. Với họ, tiêu chí quan trọng nhất là lợi nhuận. Vì vậy, nếu chúng ta đáp ứng đầy đủ các điều kiện, để họ có thể yên tâm triển khai các dự án bán dẫn, có lợi nhuận lâu dài, thì họ sẽ đầu tư tại Việt Nam và ngược lại.

Các điều kiện này không chỉ là nguồn nhân lực, mà còn cơ sở hạ tầng, hệ thống quản lý, chính sách thuế, đất đai và các ưu đãi khác, các ngành công nghiệp phụ trợ, khả năng đồng hành, hỗ trợ của cả hệ thống chính trị, cũng như sự ổn định về an ninh chính trị và môi trường phát triển.

Chúng ta phải sẵn sàng đầu tư lớn xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, cảng biển, cảng hàng không, cung cấp đầy đủ điện, nước… Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách phải thật sự thông thoáng, không được gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Đáp ứng được đầy đủ các điều kiện này, mới mong doanh nghiệp, các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới tới hợp tác đầu tư và cùng Việt Nam xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn.

Bài 3: Phát triển công nghiệp phụ trợ bán dẫn nên bắt đầu từ đâu?
Sản xuất linh kiện điện tử tại Bắc Ninh (Ảnh minh họa)

Ông nhấn mạnh, cần phải tạo được cơ chế thực sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư “Thức ăn của đại bàng khác với thức ăn cho chim ri”. Chúng ta phải có cách tiếp cận đặc biệt, có cơ chế đặc biệt cho các nhà đầu tư vào công nghiệp bán dẫn. Cách tiếp cận đặc biệt ở đây không chỉ là ưu tiên đặc biệt, mà còn phải có cái mà người khác không có. Trong rừng cây có nhiều cây, nhưng đại bàng sẽ chọn cây cao, chắc, to khỏe, chịu được gió bão để làm tổ lâu dài.

Để xây dựng thành công công nghiệp bán dẫn và mong nhận được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, phải nói thẳng, nói thật và nhất là phải làm thật. Thêm nữa, với nhân lực của ngành công nghiệp bán dẫn, quan trọng là chất lượng chứ không phải số lượng. Và phải có những con chim đầu đàn, những tổng công trình sư đủ “tài – đức” có thể dẫn dắt tập thể các nhà khoa học, thực thi các nhiệm vụ khó khăn và đặc biệt.

Chúng ta cũng phải xác định rõ có thể làm được gì trong ngành bán dẫn, khi mà ngành này tập trung hàng chục ngành khoa học, hàng trăm sản phẩm công nghệ, với sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của nhiều nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới… Ngay cả Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) cũng không thể chiếm lĩnh hết được các công nghệ và sản phẩm bán dẫn, mà có sự phân chia “lao động” theo từng phân khúc, cả công nghệ và sản phẩm.

Đây thực sự vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn cho sự phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam.

Theo Thu Hường – Báo Công Thương

Bài 2. “Làm bán dẫn” không thể thiếu công nghiệp phụ trợ

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, thị trường nhân lực và sản xuất bán dẫn phải được xây dựng song song, gắn đào tạo, nghiên cứu R&D với sản xuất.

Cần đánh giá đúng lợi thế

Là chuyên gia đầu ngành của Liên bang Nga và thế giới về vật lý, công nghệ Plasma, Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Viện Hàn lâm Khoa học điện Liên Bang Nga, Chủ tịch Viện công nghệ VinIT chia sẻ: Nền tảng khoa học của ngành bán dẫn là khoa học vật liệu, vật lý chất rắn, điện tử, là hệ thống nghiên cứu và phát triển (R&D) chuyên sâu chất bán dẫn và thiết kế chip vi mạch. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, mỗi nước có hướng đi, cách đi riêng.

Bài 2: “Làm bán dẫn” không thể thiếu công nghiệp phụ trợ
Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ chia sẻ về công nghiệp bán dẫn

Nếu chỉ nhập công nghệ, máy móc về gia công thì Việt Nam chưa thể có ngành công nghiệp bán dẫn. Cũng không nên ảo tưởng, là chúng ta có nhiều thế mạnh, tiềm lực to lớn…, có thể đi tắt đón đầu, nhanh chóng xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn.

Thực tế, đang có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đặt cơ sở sản xuất vi mạch tại Việt Nam nhưng công nghệ, máy móc, trang thiết bị, mô hình tổ chức quản lý là của họ đem tới. Chúng ta chỉ tham gia ở giai đoạn cuối của quy trình sản xuất là kiểm thử và đóng gói. Thực tế cũng không có công nghệ lõi, công nghệ nền, với các phát minh, sáng chế làm nền tảng để có thể cạnh tranh và đi cùng với các nước trên thế giới trong lĩnh vực này.

Chúng ta phải có một thị trường nhân lực về ngành bán dẫn nói riêng và các ngành công nghệ cao nói chung khi xây dựng các ngành công nghiệp mới như ngành công nghiệp bán dẫn. Trong đó hệ thống đào tạo, hệ thống nghiên cứu R&D và sản xuất cần được gắn kết chặt chẽ với nhau và phải được cụ thể hóa ngay từ trong quá trình xây dựng chính sách”- Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ nhấn mạnh.

Ông cũng cảnh báo vấn đề chuẩn bị nhân lực của các ngành công nghiệp công nghệ cao, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn, là không thể đào tạo một cách đại trà, đưa ra mục tiêu đào tạo hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn cán bộ, chuyên gia, khi mà Việt Nam thiếu các yếu tố: Cán bộ giảng viên; cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, trang thiết bị; tài liệu giáo trình… Với đào tạo nhân lực các ngành công nghệ cao, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng. Nếu không đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng, thì đào tạo ra sẽ là sự lãng phí lớn nguồn lực của đất nước, xã hội.

Nhiều người cho rằng, Việt Nam có tiềm năng về đất hiếm (đứng thứ hai thế giới với trữ lượng 22 triệu tấn) thì có thể xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn một cách nhanh chóng. Thực tế không phải vậy. Đất hiếm là nguyên liệu để sản xuất nhiều loại chất bán dẫn, nhưng đòi hỏi đầu tư bài bản và nhiều công nghệ khác nhau (cái mà Việt Nam đang không có) để chế tạo, tinh chế. Ngành công nghiệp đất hiếm cũng ảnh hưởng lớn tới môi trường. Đất hiếm không phải là điều kiện tiên quyết để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Mỹ không có đất hiếm mà vẫn đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp bán dẫn. Đài Loan (Trung Quốc) không có đất hiếm, nhưng với sự trợ giúp về công nghệ của Mỹ, cũng đang dẫn đầu thế giới về sản xuất chất bán dẫn và gia công chip công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.” – Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ nêu ví dụ.

Về lợi thế lực lượng lao động trẻ, Việt Nam mới chỉ có lực lượng lao động trẻ về độ tuổi, chứ không phải lực lượng lao động trẻ có chuyên môn sâu. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong 15 năm nữa, Việt Nam cũng sẽ mất ưu thế này, trong khi việc xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn, nếu thành công, cũng cần 30-50 năm, theo kinh nghiệm của các nước.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 6.000 cán bộ chuyên gia thiết kế vi mạch được đào tạo từ các viện, trường và tập đoàn trong nhiều năm qua. Số lượng này rõ ràng không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhưng cũng cần được bổ sung và đào tạo lại, hỗ trợ và trang bị thêm các chương trình thiết kế hiện đại cho các sản phẩm vi mạch có giá trị và hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng đòi hỏi của thị trường, như các chip điện tử cao cấp cho điện thoại, máy tính, hệ thống AI…

Công nghiệp phụ trợ giữ vai trò quan trọng

Xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn không chỉ có thiết kế hay sản xuất chất bán dẫn… mà có nhiều công đoạn khác, liên quan tới các ngành công nghiệp phụ trợ.

Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ phân tích, ngành công nghiệp bán dẫn cũng như nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao khác, đều cần có công nghiệp phụ trợ. Công nghiệp phụ trợ cho bán dẫn ở đây phải hiểu là tập hợp các ngành công nghệ, có tác dụng hỗ trợ và tham gia từ nghiên cứu, thiết kế tới gia công, chế tạo chuỗi các sản phẩm bán dẫn và vi điện tử.

Sản xuất linh kiện điện tử tại công ty Fuhong KCN Vân Trung 1
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Fuhong KCN Vân Trung 1 (Bắc Giang)

Công nghiệp bán dẫn không chỉ là sản xuất các chất bán dẫn, các tấm wafer và các chip điện tử. Ngay cả để làm được các sản phẩm này, cũng cần các ngành công nghiệp phụ trợ với các sản phẩm vô cùng quan trọng cho công nghiệp bán dẫn.

Trong đó, phải kể đến các hệ thống cơ khí chính xác, các hệ thống máy CNC, hệ thống điều khiển tự động trong các dây chuyền chế tạo chất bán dẫn, các máy quang khắc chế tạo vi mạch, các hệ thống máy móc và công nghệ làm sạch chất bán dẫn, các hệ thống bốc bay, lắng đọng pha hơi khí…, thậm chí cả các hệ thống tạo chất nền, lưới bóng… Ngành công nghiệp bán dẫn vì vậy cần tới hàng chục công nghiệp phụ trợ khác nhau và đều thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Muốn xây dựng công nghiệp bán dẫn, chắc chắn phải xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ.

Theo Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ, trong Dự thảo Chiến lược, Đề án phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, phải có danh mục các ngành công nghiệp phụ trợ cần phát triển và xây dựng song hành, thậm chí đi trước một bước so với công nghiệp bán dẫn. Nếu không, sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào nước ngoài.

Điều này làm chúng ta không những mất đi nguồn thu lớn, mà còn bỏ lỡ thời cơ để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và không chủ động được quy trình công nghệ, sản xuất các sản phẩm bán dẫn.

Theo dõi quá trình đầu tư xây dựng sản xuất của Intel và Samsung tại Việt Nam, có thể thấy, chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội khai thác tối đa tiềm lực sản xuất của các tập đoàn lớn, do ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu kém, không đáp ứng được đòi hỏi sản xuất của Intel và Samsung” – Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ thẳng thắn nhận định và cho biết thêm, từ nhiều năm nay, Samsung phải huy động các đơn vị của Hàn Quốc cung cấp các sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho các chu trình công nghệ bán dẫn và vi mạch tại các nhà máy ở Việt Nam.

Các doanh nghiệp muốn tham gia vào chuỗi cung ứng cho công nghiệp bán dẫn, bên cạnh năng lực về công nghệ, cũng cần phải được trang bị các hệ thống máy móc tinh vi và hiện đại nhất. Trong tương lai gần, chúng ta chưa thể chế tạo được các hệ thống máy móc này mà phải nhập khẩu. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải gấp rút xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ để có thể nắm thế chủ động trong sản xuất và cải tiến công nghệ. Việc này cũng cần sự hợp tác sâu rộng với các đối tác chiến lược, mới có thể thành công.

Theo Thu Hường – Báo Công Thương

Bài 1. Giáo sư – Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ: Việt Nam và giấc mơ công nghiệp bán dẫn – gần hay xa?

Với giá trị doanh thu khổng lồ, liệu Việt Nam có những lợi thế và khó khăn gì nếu tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu?

Chia sẻ từ Giáo sư, Viện Sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện công nghệ VinIT – Giáo sư Đại học năng lượng Quốc gia Moskva, Liên Bang Nga sẽ cho một góc nhìn khác về ngành công nghiệp bán dẫn thế giới và những điều kiện gì để Việt Nam có thể tham gia vào sân chơi công nghệ cao này.

Thưa GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ, với doanh thu hàng tỷ đô ngành công nghiệp bán dẫn dường như đang tạo sức hút mạnh mẽ đối với Việt Nam và nhiều quốc gia khác nữa, ông có nhận xét gì về điều này?

Tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 7/8/2023 của Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp bán dẫn đầu tư tại Việt Nam.

Phát triển công nghiệp bán dẫn, Việt Nam có những lợi thế và khó khăn gì?
Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ

Theo một nghiên cứu thị trường do Custom Market Insights công bố vào đầu tháng 8.2023, quy mô và doanh thu thị phần thị trường Chip bán dẫn toàn cầu được định giá khoảng 580 tỉ USD vào năm 2022 và dự kiến ​​sẽ đạt 634,5 tỉ USD vào năm 2023. Con số này, dự kiến ​​sẽ đạt khoảng 1.124 tỉ USD vào năm 2032.

Số liệu từ Bloomberg cho thấy, doanh thu Chip từ Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ đã tăng từ 312,7 triệu USD vào tháng 2.2022, lên 562,5 triệu USD sau 1 năm, chiếm 11,6% thị phần tại Mỹ, chỉ xếp sau Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc).

Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, những con số trên rất đẹp từ thị trường, cho thấy đóng góp của Việt Nam, nhưng đằng sau con số đó, nhân công Việt Nam tham gia ở Intel đa phần cấp thấp, ở phần giá trị gia tăng cũng thấp nhất, cuối cùng của công đoạn sản xuất đó là kiểm định, lắp ráp và đóng gói. Toàn bộ sản xuất chất bán dẫn và thiết kế cán bộ người Việt Nam hầu như không tham gia. Điều đó cho thấy, công tác đào tạo cũng như chất lượng đào tạo của chúng ta chưa đạt yêu cầu so với thị trường lao động công nghệ cao mà thế giới đòi hỏi.

Xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn không dễ và phải làm bài bản từ nghiên cứu cơ bản, có đầu tư lớn về trang thiết bị, về con người, phải xây dựng các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và phải tự nghiên cứu ra một số sản phẩm công nghệ của riêng mình.

Thưa Giáo sư, đề xuất xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030 sẽ đạt khoảng 50.000 kỹ sư, ông bình luận gì về con số này và Việt Nam cần có những điều kiện gì để đạt được mục tiêu trên?

Như chúng ta đều biết, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam vào tháng 9 vừa qua và sau đó là chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Hoa Kỳ, Tổng thống Mỹ đã có gợi ý hỗ trợ Việt Nam xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên họ cũng gợi ý tương tự với nhiều đối tác, quốc gia khác.

Điểm đáng mừng là ngày 19/9/2023 Cadence Design Systems (Mỹ) và Đại học bang Arizona (ASU) đã hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam (NIC) để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thông qua đẩy mạnh các hoạt động đổi mới sáng tạo, thiết kế vi mạch tại Việt Nam. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng đang đề xuất NIC phối hợp với ASU để sử dụng một nguồn tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ (khoảng 50 triệu USD) nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam. Cơ quan Hợp tác quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cũng đã cam kết hỗ trợ NIC 12,5 triệu USD để đào tạo nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo và ngành công nghiệp bán dẫn.

Những dữ kiện nêu trên cho thấy điều kiện khách quan hiện nay tương đối thuận lợi cho Việt Nam và Việt Nam có cơ hội nhưng để trở thành lựa chọn của họ, chắc cần phải làm nhiều việc hơn nữa.

Để đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn chúng ta phải đáp ứng các điều kiện: Lực lượng cán bộ, chuyên gia cao cấp cho đào tạo của các trường đại học khoa học và công nghệ; Hệ thống trang thiết bị hiện đại, các phòng thí nghiệm trọng điểm chuyên ngành phục vụ nghiên cứu và đào tạo; Hệ thống chương trình, tài liệu nghiên cứu và công nghệ phục vụ công tác đào tạo.

Phát triển công nghiệp bán dẫn, Việt Nam có những lợi thế và khó khăn gì?
Việt Nam đang thiếu lực lượng cán bộ chuyên gia cho công tác đào tạo (Ảnh minh họa)

Xem xét 3 yếu tố trên, chúng ta cần nhìn nhận rằng, chúng ta chưa có lực lượng chuyên gia có đủ năng lực để đào tạo. Hệ thống trang thiết bị, cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm chuyên sâu rất thiếu. Chương trình, tài liệu cho nghiên cứu và đào tạo các chuyên ngành bán dẫn còn sơ sài. Ngành đào tạo bán dẫn đòi hỏi rất cao về chất lượng chứ không phải số lượng.

Việc đào tạo khoảng 50.000 kỹ sư cũng cần nghiên cứu thấu đáo, kể cả tính toán để sắp xếp việc làm cho số lượng lao động này trong lĩnh vực bán dẫn khi ngành công nghiệp này chưa hình thành.

Quay lại câu chuyện liệu Việt Nam có đủ khả năng để đào tạo kỹ sư công nghệ bán dẫn hay không? Đây là nhân lực thuộc lĩnh vực công nghệ cao, phải đào tạo bài bản và tốn thời gian, công sức, tiền bạc. Trong nhiều năm qua Việt Nam có đào tạo chủ yếu về thiết kế vi mạch và một lượng nhỏ cán bộ cho ngành vật liệu và sản xuất chất bán dẫn. Cả số lượng và chất lượng đào tạo đều không đảm bảo yêu cầu của thị trường, nhất là với sự thay đổi và phát triển nhanh như công nghệ bán dẫn trong những năm vừa qua. Lực lượng chuyên gia đào tạo ngành bán dẫn tại các cơ sở đào tạo mỏng và yếu, thực chất chưa đủ đảm đương vai trò đào tạo cho ứng dụng công nghệ bán dẫn hiện đại.

Trong khi đó cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm của chúng ta còn rất thiếu. Ngành bán dẫn thuộc khoa học vật lý chất rắn nghiên cứu về vật liệu bán dẫn. Trang thiết bị, máy móc để làm nghiên cứu rất tốn kém, đòi hỏi phải đầu tư hàng tỷ USD. Đào tạo cán bộ cho chuyên ngành này cũng cần có máy móc thực nghiệm hiện đại chứ không thể mô phỏng được.

Anh Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT kỳ vọng có thể nhanh chóng chuyển lực lượng cán bộ công nghệ thông tin sang đào tạo về bán dẫn. Điều này không dễ thực hiện. Ngành công nghệ thông tin và Vật lý chất rắn khác nhau, nếu lấy từ công nghệ thông tin sang đào tạo bán dẫn thì gần như phải đào tạo lại từ đầu, chương trình học của hai ngành này, về cơ bản cũng khác nhau.

Về giáo trình, chúng ta có thể lấy chương trình đào tạo của các nước có ngành công nghiệp bán dẫn tiên tiến như Mỹ, tuy nhiên đối với ngành này không thể đọc giáo trình cho sinh viên như “đọc truyện” được. Tài liệu giảng dạy đa phần phải được người thày tiếp thu và đúc kết trong quá trình trực tiếp nghiên cứu, mới có thể giảng dạy, truyền đạt kiến thức khoa học và công nghệ lại cho sinh viên một cách đúng đắn và hiệu quả. Nếu như vậy thì phải chuẩn bị trang thiết bị, phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu để cả thày và trò có thể nghiên cứu và thực hành.

Đào tạo kỹ sư các chuyên ngành bán dẫn phải đáp ứng hàng chục chứng chỉ với nhiều chuyên ngành hẹp của vật lý vật liệu, điện tử, toán học… Thực tế cạnh tranh khốc liệt trong ngành này đòi hỏi, nếu thị trường đang có sản phẩm thương mại chip công nghệ 3 nm thì việc nghiên cứu đã phải là chip công nghệ 2 nm, thậm chí trong các phòng thí nghiệm sinh viên đã phải được học tới các giải pháp công nghệ Chip 1.4 nm hoặc 1 nm thì ra trường mới có thể bắt kịp thế giới. Để dạy và nghiên cứu như vậy cần phải có hệ thống máy móc, công nghệ rất hiện đại, đội ngũ chuyên gia nghiên cứu khoa học cao cấp tích hợp ngay trong cơ sở đào tạo.

Đơn cử, năm 2022 tại Mỹ, Purdue công bố hợp tác với SkyWater Technologies để xây dựng một nhà máy trị giá 1,8 tỷ USD trong khuôn viên trường và một mối quan hệ hợp tác khác với MediaTek để xây dựng trung tâm thiết kế Chip bán dẫn đầu tiên của công ty ở Midwest, đặt trong khuôn viên của Purdue. Cùng với IEDC và Navy Crane, Indiana đang xây dựng một hệ sinh thái bán dẫn mạnh mẽ như trái tim của Silicon Heartland.

Mô hình nghiên cứu kết hợp với đào tạo nhân lực cho ngành này của thế giới hiện nay phải là như vậy mới hiệu quả. Nếu đi tắt đón đầu thì làm thế nào để trong vòng 1-2 năm tới có công nghệ 2 nm, hay 1 nm để 7-8 năm tới có thể cạnh tranh với Samsung, Intel hay TSMC. Rõ ràng là nhiệm vụ này sẽ rất khó khăn trong tình hình hiện nay.

Nhưng nếu không đặt ra thì làm thế nào chúng ta đuổi kịp và đi cùng với thế giới trong ngành công nghiệp bán dẫn? Nếu không thì vẫn chỉ làm những công việc cuối trong chuỗi sản xuất như hiện nay.

Ngành công nghiệp bán dẫn đòi hỏi thành tựu của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là vật lý và toán học. Kinh nghiệm cho thấy, các nước có ngành công nghiệp bán dẫn và vi điện tử đều là những nước phát triển, có đầu tư lớn, hệ thống tổ chức quản lý khoa học và hiệu quả, công khai minh bạch.

Các nước phát triển ngành công nghiệp bán dẫn như thế nào thưa Giáo sư?

Theo nghiên cứu của tôi, Đài Loan (Trung Quốc) đã tiến hành đầu tư cho ngành công nghiệp bán dẫn từ những năm 60 của thế kỷ trước. Nhật Bản thì từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Cả hai đều có sự trợ giúp đắc lực của Mỹ về công nghệ. Một số nước khác cũng vậy nhưng đều phải mất 30-50 năm mới thành công. Việt Nam có thể chuẩn bị một khoảng thời gian như thế để làm công nghiệp bán dẫn không? Chúng ta có đủ nguồn lực để làm điều đó không với hàng chục tỷ USD? Hiện các doanh nghiệp bán dẫn nước ngoài đang hoạt động “nhờ” ở Việt Nam, giả sử họ rút đi chúng ta hầu như không có gì cả (cả công nghệ, thiết bị và con người).

Phát triển công nghiệp bán dẫn, Việt Nam có những lợi thế và khó khăn gì?
Cơ sở vật chất đào tạo nhân lực cho ngành bán dẫn của Việt Nam còn yếu (Ảnh minh họa: Trần Tiên)

Trên thế giới thì Tập đoàn TSMC đã sản xuất và thương mại hóa từ năm 2022 Chip 3 nm, họ đã nghiên cứu thành công Chip 2 nm, dự kiến thương mại hóa vào năm 2025. TSMC, Samsung và một số Tập đoàn công nghệ khác đang tiến hành nghiên cứu Chip 1 nm với kế hoạch thương mại hóa vào năm 2032. Nếu chúng ta muốn xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn thì chúng ta không những phải đuổi theo mà còn phải bắt kịp các nghiên cứu 1 nm về công nghệ.

Cơ sở vật chất hiện nay của chúng ta, kể cả làm công nghệ bán dẫn cũ cách đây cả chục năm còn khó chứ đừng nói gì đến Chip công nghệ 3 nm hiện nay hay cao cấp hơn. Có thể nói rằng trong lĩnh vực bán dẫn, hầu như chúng ta không có lợi thế gì, kể cả lợi thế về lực lượng lao động trẻ, năng khiếu về toán hay trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, internet kết nối vạn vật, công nghệ thực tế ảo… như một số chuyên gia nhận định. Chúng ta có thuận lợi căn bản là an ninh chính trị và môi trường phát triển ổn định, Nhưng về khoa học và công nghệ thì chúng ta hầu như không có lợi thế gì so với các nước khác.

Liên Bang Nga đi trước chúng ta gần 1 thế kỷ trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, họ còn đào tạo nhiều cán bộ khoa học, trong đó có ngành bán dẫn cho Việt Nam. Nga có nguồn lực vô cùng lớn về khoa học công nghệ và nghiên cứu cơ bản mà họ còn gặp khó khăn trong phát triển công nghiệp bán dẫn, nếu không muốn nói là thất bại vì những nguyên nhân như: mô hình nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và ứng dụng tách biệt nhau và hoạt động không theo sự điều tiết của thị trường.

Trong khi đó ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ được đầu tư sớm và bài bản, gắn nghiên cứu – đào tạo – sản xuất với thương mại hóa sản phẩm nên khả năng thích nghi, thay đổi, triển khai các dự án hiệu quả, bền vững theo quy luật của thị trường, giúp họ xây dựng thành công và dẫn đầu ngành công nghiệp bán dẫn.

Vậy theo GS Việt Nam nếu muốn phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thì nên làm như thế nào?

Việt Nam phải cân nhắc thật kỹ. Nếu quyết làm thì sẽ làm như thế nào, ở mức độ nào, công đoạn nào trong chuỗi công nghiệp bán dẫn? Chúng ta phải xác định xem chúng ta có thể làm gì trong ngành này, công nghệ gì, sản phẩm gì trong chuỗi giá trị công nghệ và sản phẩm của thế giới? Xác định sai nhiệm vụ và đánh giá không đúng khả năng của mình, chúng ta sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.

Bán dẫn có hàng chục loại vật liệu bán dẫn, hàng trăm ứng dụng với các sản phẩm công nghệ khác nhau. Nhiều sản phẩm các nước đã làm tốt và chiếm lĩnh vị trí trong chuỗi cung ứng rồi. Chúng ta mới tham gia trong lĩnh vực công nghệ cao chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là trong lĩnh vực bán dẫn.

Theo tôi, trước hết, cần cơ cấu tổ chức lại các trường đại học, viện nghiên cứu theo hướng tích hợp và dùng chung nguồn lực về con người, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, tài liệu cho ngành công nghiệp bán dẫn, góp phần giải quyết cơ bản các nhiệm vụ đặt ra về công nghệ, giảm thiểu những khó khăn vướng mắc, phát huy các yếu tố thuận lợi, tận dụng tối đa năng lực của hệ thống nghiên cứu và đào tạo hiện nay.

Đổi mới phương pháp, mô hình tổ chức quản lý, hoạt động của các trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo theo hướng gọn nhẹ, gắn hệ thống trang thiết bị với các nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo. Hệ thống trang thiết bị cho nghiên cứu cần được đầu tư hiện đại, đảm bảo tính cạnh tranh trong nghiên cứu.

Phát triển công nghiệp bán dẫn, Việt Nam có những lợi thế và khó khăn gì?
Ngành công nghiệp bán dẫn mang lại doanh thu hàng tỷ đô mỗi năm (Ảnh minh họa: Trần Tiên)

Không đầu tư dàn trải. Tập trung cho một số công nghệ mũi nhọn, công nghệ lõi, công nghệ nền với nhu cầu nhiệm vụ mang tầm vóc chiến lược lâu dài, có ý nghĩa lớn lao, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Sự trợ giúp về công nghệ, đầu tư và tổ chức, quản lý của các đối tác chiến lược là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhưng người thực hiện để có thể xây dựng thành công ngành công nghiệp này vẫn phải là chúng ta. Không ai có thể làm thay cho chúng ta được.

Phải xây dựng cơ chế đặc biệt với hệ thống thu hút và chuyển giao công nghệ, chất xám. Đồng thời phải có các phát minh công nghệ của riêng mình mới có thể đi cùng với thế giới trong chuỗi sản phẩm bán dẫn.

Xác định thị trường và các sản phẩm bán dẫn mà Việt Nam có thể tham gia. Sản phẩm đầu ra ngành công nghệ bán dẫn phải được điều tiết bằng cơ chế chung của thị trường, thỏa mãn nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới.

Xin trân trọng cảm ơn.

Theo Thu Hường – Báo Công Thương

TẬN DỤNG TRỮ LƯỢNG ĐẤT HIẾM, TẠO TIỀN ĐỀ CHO PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN TẠI VIỆT NAM

Việt Nam đang có tiềm năng đất hiếm rất lớn, đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư vào công nghệ bán dẫn. Đây là vấn đề được đại biểu Quốc hội nêu ra tại kỳ họp thứ 6 trong đưa ra các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia cho rằng cho rằng, cần tận dụng trữ lượng đất hiếm đang có để tạo bước ngoặt cho phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Đất hiếm là một trong những nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn, cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp cao của Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc. Sự phong tỏa “cấm linh kiện bán dẫn và chip” từ Trung Quốc của Mỹ đã biến cuộc chiến thương mại thành chiến tranh công nghệ. Cuối cùng, Trung Quốc đã dùng đất hiếm và các khoáng sản để làm vũ khí “răn đe” khi cần.  Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản rất dồi dào, đặc biệt nguồn đất hiếm của Việt Nam khiến không ít nhà sản xuất bán dẫn thèm muốn. Theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam đạt tới 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc 44 triệu, trên tổng lượng thế giới 130 triệu.

Đại biểu Vương Quốc Thắng, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu phiên thảo luận tổ tại kỳ họp thứ 6

Đây là vấn đề được các đại biểu Quốc hội đề cập tại kỳ họp thứ 6. Tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Vương Quốc Thắng, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đã đề nghị Chính phủ cần quan tâm đặt biệt đến hoạt động nghiên cứu công nghệ tuyển và chế biến đất hiếm.

Để phát triển cái ngành sản xuất chip bán dẫn trong giai đoạn 2025 và 2030 trong giai đoạn 2025 và 2030 như Chính phủ có báo cáo thì cần tập trung vào đào tạo 50.000 đến 100.000 nhân lực chất lượng cao. Đại biểu Vương Quốc Thắng nêu quan điểm, Việt Nam là quốc gia có trữ lượng đất hiếm đứng thứ 2 thế giới với khoảng 22 triệu tấn. Vì vậy, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ đất hiếm với các nhiệm vụ cụ thể cho giai đoạn 2025-2030 và tầm nhìn đến 2045. Cân nhắc xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ đất hiếm, thúc đẩy đào tạo và thu hút các nhà khoa học chuyên sâu trong lĩnh vực đất hiếm, cũng như là tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đất hiếm.

Trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam đạt tới 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Việt nam đã có quá trình nghiên cứu lĩnh vực đất hiếm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Các công nghiệp 4.0 trên toàn cầu đang chạy đua để có được nguồn cung các khoáng sản quan trọng như đất hiếm được sử dụng cho xe hơi điện, chất bán dẫn, điện thoại di động và các sản phẩm khác. Thế nhưng, việc khai thác và chế biến đất hiếm và khoáng sản của chúng ta chưa tương xứng với tiềm năng. Việt Nam chưa có công nghệ khai thác thân thiện môi trường và công nghệ chế biến sâu, vì việc khai thác và chế biến các mỏ quặng, đất hiếm có thể dẫn đến sự hủy hoại môi trường nếu khai thác không đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt là đất hiếm chứa nhiều nguyên tố độc hại, có tính phóng xạ cao. Đây là trở ngại rất lớn để doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Đến nay chúng ta vẫn đang loay hoay tìm kiếm vì các công nghệ này được coi là bí mật, nên nhiều đối tác nước ngoài không bán, không chuyển giao khiến việc hợp tác gặp nhiều khó khăn.

Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Quốc Sỹ, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT

Việt Nam cần có mô hình, cách tiếp cận riêng khi đào tạo bán dẫn và vi điện tử
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cũng cần tính đến mô hình, cách tiếp cận riêng khi đào tạo bán dẫn và vi điện tử. Theo Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Quốc Sỹ – Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT, khó khăn hiện nay là ngân sách đầu tư cho đào tạo nhân lực chất lượng cao các ngành công nghệ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi ngân sách.

Thứ hai là thiếu hụt đội ngũ chuyên gia cao cấp cho đào tạo nhân lực chất lượng cao của các ngành công nghệ, nhất là các ngành công nghệ mũi nhọn hiện nay như ngành công nghiệp bán dẫn và sản xuất vi điện tử, các ngành công nghiệp vật liệu tiên tiến, các ngành nông nghiệp công nghệ cao, các ngành môi trường, chống biến đổi khí hậu,…

Thứ ba là khó khăn về hệ thống các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm hiện đại, các cơ sở đào tạo kết hợp nghiên cứu ứng dụng chưa đồng bộ, nhiều hệ thống trang thiết bị sử dụng không hiệu quả. Trang thiết bị hiện đại tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi nhiều nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi phân bổ lại nguồn lực con người và trang thiết bị cho các ứng dụng tại chỗ;

Thứ tư là thị trường nhân lực chất lượng cao chưa được vận hành một cách khoa học gây tắc nghẽn giữa cung – cầu, ảnh hưởng lớn không chỉ tới chất lượng đào tạo mà còn đầu ra các sản phẩm đào tạo;

Thứ năm là hệ thống văn bản, chương trình đào tạo còn “thiếu, thừa và yếu”, chưa sát với thực tế, cần đổi mới về chất lượng, chưa tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo khai thác hiệu quả nội lực và hợp tác quốc tế (trong đó có vấn đề tự chủ đại học, mô hình đào tạo mở, liên kết với các cơ sở đào tạo trên thế giới).

Giải pháp cho đào tạo ngành bán dẫn và vi điện tử

Chia sẻ về giải pháp cho đào tạo ngành bán dẫn và vi điện tử tại Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ nhận định, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, Việt Nam cần phải có đầy đủ các điều kiện tiên quyết: cơ chế chính sách phù hợp, hiệu quả để thu hút đầu tư cho đào tạo toàn bộ các ngành bán dẫn và vi điện tử, quyết tâm chính trị của toàn bộ hệ thống để có thể xây dựng được bộ máy tổ chức quản lý và triển khai chiến lược và thực thi ngành công nghiệp bán dẫn và vi điện tử, đầu tư lớn về con người, trang thiết bị và tài chính không chỉ cho đào tạo chuyên gia mà còn sản xuất, thương mại hóa ngành bán dẫn và vi điện tử.

Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ đề xuất, cần cơ cấu, tổ chức lại hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu theo hướng tích hợp hệ thống, sử dụng chung trang thiết bị, phòng thí nghiệm chuyên dụng, tài liệu cho đào tạo các ngành công nghệ cao góp phần giải quyết cơ bản các nhiệm vụ đặt ra, giảm thiểu những khó khăn vướng mắc, phát huy các yếu tố thuận lợi, tận dụng tối đa năng lực của hệ thống đào tạo hiện nay với một số yếu tố mới. 

Trong đó có việc tái cơ cấu tổ chức đào tạo các chuyên ngành công nghệ cao tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Cần Thơ, Học Viện Kỹ thuật quân sự; Cải tổ hệ thống các Viện nghiên cứu chuyên ngành để có thể kết hợp nghiên cứu với đào tạo các ngành công nghệ cao, làm nền móng, cơ sở thực nghiệm và nghiên cứu trong các chương trình đào tạo (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Viện khoa học công nghệ Quân sự,…);

Cần đổi mới phương pháp, mô hình của các trung tâm, cơ sở đào tạo theo hướng gọn nhẹ, tích hợp hệ thống nghiên cứu, trang thiết bị hiện đại với cơ sở đào tạo các ngành công nghệ cao, gắn đào tạo với các chương trình nghiên cứu ứng dụng thực tế; Xây dựng mô hình tổ chức quản lý điều hành từ chương trình giảng dạy tới sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên gia các nhà khoa học tham gia quá trình giảng dạy công nghệ cao. 

Cùng với đó, cập nhật, cải tiến thường xuyên, thu hút đầu tư, đổi mới chương trình đào tạo, bám sát nhiệm vụ thực tế của nền kinh tế và thị trường nhân lực của các ngành công nghệ cao của Việt Nam và các nước trên thế giới. Chủ động xây dựng đầu ra theo cơ chế thị trường cho nhân lực các ngành công nghệ cao: Xây dựng thị trường nhân lực chất lượng cao (cơ sở đào tạo) gắn kết chặt chẽ và vận hành đồng bộ cùng các khu công nghiệp công nghệ cao (doanh nghiệp) và thị trường ứng dụng khoa học công nghệ (đầu tư và thương mại);

Không đầu tư dàn trải mà tập trung đào tạo nhân lực cho một số ngành công nghệ mũi nhọn, công nghệ lõi, công nghệ nền với nhu cầu nhiệm vụ mang tầm vóc chiến lược lâu dài, có ý nghĩa lớn lao, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ cấp bách phát triển của nền kinh tế;

Hợp tác sâu rộng giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Hợp tác quốc tế sâu rộng tạo điều kiện đào tạo các chuyên ngành công nghệ cao với chi phí thời gian và đầu tư nhỏ nhất, đảm bảo chất lượng, cập nhật hệ thống tài liệu, chương trình, trang thiết bị hiện đại và thu hút chuyên gia, giảng viên cao cấp tham gia tổ chức và đào tạo nhân lực các ngành công nghệ cao.

Với công nghệ bán dẫn và vi điện tử, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ cho rằng, phải xác định thị trường và các sản phẩm bán dẫn và vi điện tử; Không thể xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn và vi điện tử với tất cả các loại chất bán dẫn cũng như các tất cả các loại vi điện tử. Kinh nghiệm thành công của các nước cho thấy cần chọn ra một số chuyên ngành đào tạo bán dẫn và vi điện tử phù hợp với sản phẩm bán dẫn và vi điện tử trong chuỗi cung ứng của thế giới; Nên áp dụng mô hình đào tạo, hệ thống tổ chức quản lý, chương trình đào tạo chuẩn của Mỹ, có tham khảo tài liệu, chương trình và kinh nghiệm đào tạo của các nước khác.

Xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn và vi mạch cần đầu tư, thực hiện bài bản, có hệ thống từ nghiên cứu cơ bản, xây dựng hệ thống chuyên gia cho nghiên cứu và đào tạo, ứng dụng các sản phẩm. Hệ thống trang thiết bị nghiên cứu cần được đầu tư hiện đại, đảm bảo tính cạnh tranh trong nghiên cứu;

Hệ thống nghiên cứu, sản xuất chất bán dẫn và vi điện tử cần phải được tích hợp với hệ thống đào tạo để sử dụng chung hiệu quả nguồn lực (tích hợp trong phạm vi của từng ngành, trên cơ sở một đơn vị hành chính có chung nguồn lực cơ bản đất đai, phòng thí nghiệm, cơ chế tổ chức quản lý, chính sách thuế, nguồn nhân lực…); Sản phẩm đào tạo đầu ra các ngành công nghệ bán dẫn và vi điện tử phải được điều tiết bằng cơ chế thị trường, trong đó có nhu cầu từ các khu công nghiệp, tập đoàn công nghệ sản xuất các sản phẩm bán dẫn và vi điện tử, thỏa mãn thị trường trên thế giới.

Theo Cổng thông tin Điện tử Quốc Hội Việt Nam

Thu hút, tập hợp lực lượng trí thức cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

(TG) – Trong Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Xuân Quý Mão 2023 diễn ra ngày 16/2 vừa qua, một số đại biểu được mời phát biểu. TCTG trân trọng đăng ý kiến của GS. VS.TSKH. Nguyễn Quốc Sỹ, GS Đại học Năng lượng Quốc gia Moskva, Liên Bang Nga; Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT nêu một số góp ý về thu hút, tập hợp lực lượng trí thức cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

GS.TS Nguyễn Quốc Sỹ, nhà khoa học Vật lý và Công nghệ Plasma phát biểu tại hội nghị. Ảnh: T.Vương.LĐ

Thu hút, tập hợp lực lượng trí thức cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là chủ trương, chiến lược lớn, đúng đắn, được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết quan trọng của của Đảng và Nhà nước (1) (3). Đây là chương trình dự án chiến lược ở tầm Quốc gia, vì vậy các cơ quan Trung ương và lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược, đồng thời có nhiều phương án triển khai, tổ chức thực hiện, tháo gỡ những khó khăn… Tôi xin nêu một số ý kiến đóng góp với tư cách cá nhân về một vấn đề vô cùng quan trọng của đất nước là thu hút và tập hợp lực lượng trí thức cho phát triển và xây dựng đất nước.

Trước hết, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hết sức đúng đắn và cần thiết để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, hội nhập cùng với thế giới. Để thực hiện mục tiêu này, cần có lực lượng trí thức là trung tâm chủ thể, quyết định thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vấn đề thu hút, tập hợp đội ngũ trí thức trong và ngoài nước cũng luôn luôn là nhiệm vụ trọng tâm của các nước phát triển, các nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các nước đi trước, đồng thời xây dựng, bổ sung mô hình, cách làm, phương pháp tổ chức triển khai phù hợp với tình hình đất nước, khu vực và trên thế giới hiện nay.

Tôi cho rằng, một đặc điểm của người trí thức là khả năng tư duy độc lập, có phương pháp khoa học, phản biện khách quan, chấp nhận khó khăn, thiếu thốn điều kiện làm việc để phục vụ lợi ích chung của cộng đồng và đất nước. Để phát huy khả năng sáng tạo, hiệu quả làm việc và đóng góp tích cực của lực lượng trí thức trong và ngoài nước, chúng ta cần hết sức lưu ý tới những đặc điểm này của cán bộ trí thức để tạo môi trường làm việc, môi trường sống và cống hiến cho trí thức.

Xin nêu một số ý kiến ngắn về vấn đề này như sau:

Một là, Đảng, chính quyền các cấp và toàn thể xã hội nên thể hiện mọi lúc, mọi nơi sự trân trọng, cầu thị, lắng nghe trí thức. Đồng thời, đánh giá khách quan, khen thưởng kịp thời, có chế độ đãi ngộ hợp lý cho trí thức và ghi nhận những thành quả thiết thực mà họ đem lại cho xã hội và đất nước. Có như vậy, trí thức mới sẵn sàng làm việc, cống hiến, đem sức mình phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc;

Hai là, tập trung mọi nguồn lực của đất nước, của xã hội cho phát triển khoa học công nghệ, trong đó phải lấy tiêu chí hiệu quả ứng dụng lên hàng đầu. Đất nước còn nhiều khó khăn, nhiều dự án, nhiều nhiệm vụ cần phải đầu tư. Vì vậy, không thể đầu tư cho khoa học công nghệ và phát triển, đào tạo nguồn lực trí thức một cách dàn trải mà phải có trọng tâm, trọng điểm. Phải chọn ra những chuyên ngành, những dự án, những hệ thống công nghệ theo thứ tự ưu tiên cho phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với chiến lược, mục tiêu, lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Ba là, để đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới cần cải tổ lại bộ máy tổ chức, quản lý hệ thống khoa học và tập hợp, thu hút trí thức, theo hướng gọn nhẹ, chuyên sâu, chuyên nghiệp, gắn với thực tiễn, với thị trường, lấy các tiêu chí về hiệu quả hoạt động đầu tư và ứng dụng lên làm đầu. Ví dụ, không nhất thiết phải tổ chức bộ máy quản lý khoa học công nghệ và tập hợp trí thức theo ngành dọc ở các cơ quan Trung ương và tất cả các địa phương mà nên tính tới đặc thù phát triển của vùng miền, của từng ngành, lấy thế mạnh của từng địa phương mà phát triển;

 
Đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nước nhà đóng vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa then chốt đối với vận mệnh và tương lai dân tộc 

Bốn là, để sử dụng hiệu quả đội ngũ trí thức cần có những cá nhân xuất sắc, những thủ lĩnh trí thức như con chim đầu đàn tập hợp, dẫn dắt, chỉ huy trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng dự án, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước hệ thống chính trị và nhân dân cả nước trong lĩnh vực công việc của mình. Thủ lĩnh trí thức phải là người có đầy đủ yếu tố cần thiết, có tâm, có tầm, có tri thức, văn hóa và tuyệt đối trung thành với quyền lợi của quốc gia và dân tộc. Chúng ta phải phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng để xuất hiện những thủ lĩnh trí thức làm nòng cốt cho kế hoạch thu hút, tập hợp trí thức trong và ngoài nước. Công việc này tốt nhất phải được thực hiện thông qua thực tế cuộc sống, năng lực chuyên môn và hiệu quả công việc;

Năm là, chúng ta cần nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm của các nước trong thu hút, tập hợp lực lượng trí thức, đồng thời phải có chiến lược hợp tác chặt chẽ, sâu rộng và hiệu quả với các quốc gia phát triển có tiềm lực tri thức của thế giới. Ví dụ, trong đào tạo và chuẩn bị đội ngũ kế cận cho tương lai, không chỉ gửi đi đào tạo các cán bộ khoa học của chúng ta ở các nước này mà còn phải trực tiếp cùng với các hệ thống đào tạo tiên tiến trên thế giới tạo ra mô hình đào tạo mới hiệu quả hơn, sát với thực tiễn ở Việt Nam để các cán bộ sau khi đào tạo có thể sớm làm việc, cống hiến, thực thi hiệu quả các nhiệm vụ của đất nước. Mô hình đào tạo đó có thể sử dụng hệ thống tiên tiến của các nước nhưng kết hợp với nhu cầu, nhiệm vụ thực tế của Việt Nam, bổ sung các kiến thức và chuyên ngành cần thiết trong quá trình đào tạo cho cán bộ trí thức gắn với các nhiệm vụ phát triển các ngành khoa học của chúng ta. Trong hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, cần lưu ý tới những công nghệ lõi, công nghệ nền, công nghệ có tính ứng dụng cao, tức thời và cho tương lai của các ngành khoa học công nghệ mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này cho phép tiếp cận nhanh chóng những thành tựu khoa học công nghệ của các nước phát triển, khai thác tối đa hiệu quả ứng dụng của các công nghệ mới trên thế giới, áp dụng ngay trực tiếp cho các dự án khoa học công nghệ của đất nước, tăng khả năng cạnh tranh các ngành công nghiệp và khoa học công nghệ mũi nhọn của chúng ta;

Sáu là, trong hợp tác với các nước phát triển, hết sức chú ý sử dụng lực lượng trí thức kiều bào. Hiện nay, chúng ta có hơn 5,3 triệu kiều bào tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 500.000 cán bộ trí thức có trình độ đại học và trên đại học, đặc biệt là ở các nước phát triển có nền khoa học công nghệ tiên tiến như Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Đức, Úc, Nhật, Canada v.v. Khai thác, sử dụng hiệu quả lực lượng trí thức kiều bào thực tế không đơn giản và dễ dàng do những nguyên nhân khách quan sau đây:

1) Lực lượng trí thức kiều bào tuy đông nhưng phân bố trên khắp các quốc gia, châu lục và vùng lãnh thổ khác nhau, rất khó khăn cho việc tập hợp;

2) Trí thức kiều bào không tập trung trong một hoặc một vài chuyên ngành khoa học mà hoạt động trong khắp các lĩnh vực khác nhau, điều này cũng gây khó khăn cho sử dụng lực lượng trí thức kiều bào trong các chuyên ngành hẹp, các dự án cụ thể của chúng ta;

3) Trí thức kiều bào thường làm việc trong nhiều hệ thống khoa học, tổ chức quản lý, mô hình hoạt động và văn hóa khác nhau (thậm chí khác với cả tại Việt Nam), gây khó khăn không nhỏ khi về trong nước làm việc. Ngoài ra, môi trường sống và làm việc, đãi ngộ, lương bổng, nhà cửa, sinh hoạt, đi lại, học hành cho con cái… cũng là những khó khăn cần phải vượt qua để có thể thu hút lực lượng trí thức kiều bào về cống hiến cho đất nước.

Mặc dù việc này có nhiều khó khăn nhưng chúng ta phải quyết tâm làm, vì tác dụng và hiệu quả to lớn, trong đó có sự tham gia trực tiếp, làm cầu nối hợp tác của các trí thức kiều bào của chúng ta ở khắp nơi trên thế giới cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với mỗi cán bộ trí thức kiều bào: phải có phương án tiếp cận, thu hút hợp tác, làm việc cho đất nước; tạo điều kiện sống và làm việc tối đa cho mỗi trí thức kiều bào và gia đình của họ về trong nước làm việc; mạnh dạn giao nhiệm vụ, gắn trách nhiệm và quyền lợi của các dự án khoa học công nghệ, các chương trình phát triển văn hóa, các nghiên cứu và cầu nối hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ cho các trí thức kiều bào;

Bảy là, thu hút, tập hợp lực lượng trí thức trong và ngoài nước không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi trí thức là người Việt Nam mà phải chú ý tới việc thu hút, tập hợp trí thức là người nước ngoài, sử dụng họ tại chỗ, tại quốc gia nơi họ làm việc hoặc mời họ tham gia trong các dự án của chúng ta. Thế giới mở kết hợp với các công nghệ thông tin hiện nay cho phép ta về mặt kỹ thuật thu hút lực lượng trí thức, chuyên gia nước ngoài không chỉ tới Việt Nam làm việc mà còn làm việc trực tuyến, theo nhóm trong các định dạng mở hiện nay của công nghệ thông tin. Đây thực sự là lực lượng trí thức quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là nguồn lực sẵn có, vô cùng lớn, chất lượng cao và có thể khai thác, sử dụng nếu chúng ta nhận thức vấn đề này một cách nghiêm túc, có cách làm hiệu quả, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Để thu hút lực lượng trí thức là người nước ngoài, cần hết sức chú ý tới vai trò cầu nối của trí thức kiều bào. Ngoài ra, phải xây dựng hệ thống luật định ưu đãi cho các chuyên gia nước ngoài tới Việt Nam làm việc hoặc hợp tác với Việt Nam trong các dự án khoa học;

Tám là, tập trung xây dựng và phát triển một số Tập đoàn khoa học công nghệ mạnh để triển khai các dự án khoa học công nghệ, làm nền tảng cho phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tập đoàn khoa học công nghệ đồng thời là cái nôi để thu hút, tập hợp, đào tạo và phát triển lực lượng trí thức cho tương lai của đất nước. Trong điều kiện thiếu thốn như hiện nay cả về đầu tư, tài chính, trang thiết bị, kinh nghiệm và lực lượng trí thức, việc xây dựng các tập đoàn khoa học công nghệ tuy khó khăn nhưng vô cùng cần thiết và cấp bách. Cách làm là phải huy động mọi tiềm lực của nhà nước, xã hội, doanh nghiệp và nhân dân, đồng thời sử dụng trực tiếp đội ngũ trí thức cho nhiệm vụ này. Những trí thức tâm huyết, yêu nước trong và ngoài nước, trong và ngoài hệ thống chính trị phải được sử dụng, giao nhiệm vụ kết nối, tổ chức, chịu trách nhiệm xây dựng các phòng thí nghiệm, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, các viện nghiên cứu đa ngành và chuyên sâu, tập hợp đội ngũ để xây dựng bằng được các tập đoàn khoa học công nghệ cho đất nước. Bất luận mô hình, cách tổ chức như thế nào cũng cần sự tham gia đầu tư lớn của Nhà nước và xã hội. Đây là công việc quan trọng, xứng đáng để chúng ta đặt thành nhiệm vụ trọng tâm của đất nước, xã hội và cả hệ thống chính trị.

Với sự quyết tâm, nghiêm túc, cầu thị, lắng nghe và có chiến lược hợp lý trong thu hút, tập hợp lực lượng trí thức, trong đó có trí thức kiều bào, chúng ta có thể đặt nền móng vững chắc để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

GS.VS.TSKH. Nguyễn Quốc Sỹ

GS Đại học Năng lượng Quốc gia Moskva, Liên Bang Nga; Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT

————

(1) Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/03/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

(2) Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

(3) Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới

Theo Tạp Chí của Ban Tuyên Giáo Trung Ương

Người đem “vốn quý” từ nước ngoài về phục vụ đất nước

Thành công trên con đường khoa học tại Nga, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Quốc Sỹ đã đem những “vốn quý” từ nước ngoài về Việt Nam với mong muốn được phục vụ đất nước. Ông hi vọng Viện Công nghệ VinIT mà ông là thành viên sáng lập sẽ là một trong những cái “tổ” để các cánh chim đầu đàn kiều bào trở về.

Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Quốc Sỹ sinh năm 1967 tại Hà Nội. Ông học và xây dựng sự nghiệp khoa học tại Liên bang Nga. Trong đó có hơn 30 năm gắn bó với nghiên cứu chuyên ngành vật lý công nghệ Plasma. Từ năm 2012, ông là Viện sĩ của Viện Hàn lâm Quốc tế về Nghiên cứu Hệ thống, năm 2015 là Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học điện Liên bang Nga.

Ông được nhận giải thưởng các Nhà khoa học trẻ của Tổng thống Liên bang Nga Putin; được vinh danh là Viện sĩ Thông tấn năm 2012 do Tổng thống Nga Vladimia Putin trao tặng.

Thành công trên con đường khoa học tại Nga, nhưng Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Quốc Sỹ không dừng lại ở đó, ông đã đem những chất xám cùng những kinh nghiệm quản lý quý báu từ nước ngoài về Việt Nam để tham gia thành lập Viện Công nghệ VinIT (44A Tràng Thi, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ông làm Chủ tịch của VinIT khi đang là Trưởng khoa Năng lượng Plasma, Đại học Năng lượng quốc gia Nga (MEI), Giám đốc phòng thí nghiệm vật lý Plasma. Thời gian đầu mới thành lập VinIT, ông thường đi về giữa Nga và Việt Nam, nhưng vài năm gần đây, ông đã ở lại Việt Nam dành tâm huyết khoa học cho VinIT.

“Sau một thời gian dài sống và làm việc ở nước ngoài, trở về nước, tôi mong muốn đưa lực lượng cán bộ khoa học, năng lực nghiên cứu cũng như những đầu tư cho khoa học công nghệ của nước ngoài về Việt Nam. Tôi hi vọng VinIT sẽ là một trong những cái “tổ” để các cánh chim đầu đàn là những nhà khoa học kiều bào trở về. VinIT đang hiện thực hóa ý tưởng này với sự tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài nước để cống hiến cho xã hội và đất nước”, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Quốc Sỹ chia sẻ.

Theo Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Quốc Sỹ, các nhà khoa học từ nước ngoài trở về Việt Nam có những vốn quý nhất định như: đã có thời gian tiếp xúc với các hệ thống tổ chức, quản lí khoa học công nghệ của nhiều quốc gia; đã được cập nhật, trực tiếp làm những đồ án khoa học công nghệ của thế giới; khi những người con sống xa Tổ quốc quay trở lại đất nước luôn mong muốn được cống hiến, được đem sức mình phục vụ đất nước và cộng đồng, phần nào bù lại những tháng ngày xa quê hương.

Mặc dù thành lập từ năm 2016, nhưng thời gian thực sự hoạt động của VinIT mới khoảng 4 năm nay. Trong chừng ấy thời gian, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Quốc Sỹ và các cộng sự đã làm được nhiều việc với hiệu quả ứng dụng thực tiễn cao. Trong đó có thể kể đến những công nghệ chính của VinIT vừa được giới thiệu tại Triễn lãm thành tựu khoa học công nghệ, tổ chức tại 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội:

Hệ thống Plasma cho y sinh với: Hệ thống buồng hấp plasma cho khử khuẩn và điều trị các bệnh đường hô hấp – PlasDIF-S; Hệ thống tủ cấy, ủ và hấp vi sinh PlaSter-G1; Hệ thống plasma khử khuẩn di động – PlasGun-G1 & PlasGun-G2; Hệ thống khử khuẩn không khí – PlasAir-D1; Thiết bị thở khí ion – PlasMask-G1; Thiết bị điều trị vết thương trong y tế và thẩm mỹ PlasMed-S và PlaserMed; Thiết bị điều trị vết thương diện rộng – PlasMed-L; Thiết bị plasma nội soi và nha khoa – PlasMed-D.

Hệ thống Plasma cho môi trường gồm: Công nghệ xử lý nước thải – PlasCoag và Hệ thống tạo nước ion kiềm giàu hydrogen – AlkaQua.

Hệ thống Plasma cho công nghiệp có: Hệ thống Plasma xử lý bề mặt cho công nghiệp điện tử, in ấn, phun phủ, tạo màng, chất kết dính – PlaSurface.

Hệ thống Plasma cho nông nghiệp có: Hệ thống buồng hấp plasma xử lý, bảo quản nông sản thực phẩm – PlasFarm–S; Dây chuyền xử lý, bảo quản nông sản thực phẩm công nghệ plasma – PlasFarm–L; Hệ thống tạo nước hoạt hóa plasma phóng điện rào cản điện môi – PlasAQua-D1 và phóng điện hào quang PlasAQua-E1; Hệ thống tạo nước hoạt hóa plasma phóng điện hào quang PlasAQua-A1; Hệ thống phóng điện hồ quang trượt GAD tạo nước hoạt hóa plasma PlasAQua-G1.

Triển lãm cũng giới thiệu các dự án Plasma nhiệt của VinIT với nhiều điểm mới rất ý nghĩa.

Chuyên gia, người dân tìm hiểu sản phẩm công nghệ của VinIT tại triển lãm

Nguồn: Báo Người Công giáo Việt Nam, Năm thứ 39 – số Xuân Quý Mão 2023