Công nghệ điện rác Plasma: ưu và nhược điểm

0
3124

Công nghệ Plasma là công nghệ xử lý rác tiên tiến hiện nay của thế giới do quá trình phân tích nhiệt triệt để các phân tử hỗn hợp khí thành các phân tử đơn giản ở nhiệt độ trung bình trên 20000C của dòng Plasma, hầu như không tạo ra các chất khí độc hại như Dioxin và Furan.

So với các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thế giới thì công nghệ điện rác Plasma có những ưu điểm chính sau:

  1. Là công nghệ khí hóa ở nhiệt độ cao (T > 20000C) giúp phân hủy triệt để nhất các chất thải hữu cơ và vô cơ, không thải ra môi trường các chất độc hại như Dioxin và Furan. Các chất NOx, SOx và CO2 đều nhỏ hơn các công nghệ đốt và khí hóa khác do nhiệt độ cao của dòng Plasma và cấu trúc đặc biệt của lò phản ứng Plasma;
  2. Là công nghệ yếm khí (nghèo oxy) duy nhất mà năng lượng dùng cho phản ứng không dựa trên phản ứng oxy hóa C và H thông thường mà từ dòng Plasma (lấy từ điện);
  3. Hệ số khí hóa lớn nhất (tới 93-95%) so với các công nghệ khác, dẫn tới khả năng sản xuất khí Syngas ở cấp độ công nghiệp (hàm lượng khí CO và H2 tới 40-50%), phù hợp cho sản xuất điện năng;
  4. Hàm lượng tro bụi và sỉ thải vào môi trường thấp nhất do phân tách triệt để ở nhiệt độ cao (T > 20000C) và do hàm lượng C và H được khí hóa triệt để. Các thành phần sỉ ở dạng thủy tinh có thể dùng để sản xuất các tấm bê tông kè biển (không có chất thải);
  5. Là công nghệ duy nhất có khả năng xử lý triệt để các chất thải nhiễm tạp chất (plastic, nylon, lưu huỳnh) và nhiễm độc (thủy ngân, cadmium, chì, xenon, cyan, chất thải điện tử) do không thể phân loại như chất thải rắn sinh hoạt của Việt nam. Đảm bảo tất cả các chỉ số khắt khe nhất về môi trường như của G7, EURO6;
  6. Không yêu cầu phân loại rác triệt để, chỉ cần sơ tuyển rác để loại gạch, đá, kim loại;
  7. Không có nước rỉ rác do rác được sấy khô và nghiền trước khi cho vào lò phản ứng;
  8. Dây chuyền khép kín, không có khu lưu trữ rác, không có mùi hôi ảnh hưởng ra môi trường;
  9. Do đặc điểm phân tách và khí hóa triệt để của dòng Plasma mà các bộ phận lọc khí đơn giản hơn dẫn tới tiết kiệm đầu tư cho bộ phận này từ 3-10 lần; 10. Do không cần khu lưu trữ rác, nước rỉ rác và khu xử lý nên diện tích đất xử dụng có thể ít hơn tới 2-3 lần so với các công nghệ khác cùng công suất;

Nhược điểm chính của công nghệ:

  1. Tốn điện do các đầu đốt Plasma sử dụng năng lượng điện;
  2. Rác cần phải nghiền (kích thước < 100 mm) để khí hóa tốt hơn;
  3. Tỷ xuất đầu tư cao hơn các công nghệ khác dẫn tới thời gian hoàn vốn lâu hơn.

Các chuyên gia của Viện công nghệ VinIT đã có những phát minh, cải tiến triệt để, khắc phục những yếu điểm của công nghệ này bằng các phương pháp sau:

  1. Nâng công suất của đầu đốt Plasma lên 500 kW (VinIT có kế hoạch nghiên cứu để công suất đạt trên 1000 kW) và tuổi thọ lên trên 2000 h (gấp 2-3 lần so với các đầu đốt khác của thế giới);
  2. Giảm giá thành của đầu đốt Plasma từ thiết kế, chế tạo, gia công và thương mại hóa sản phẩm xuống hàng chục lần;
  3. Thiết kế lại lò phản ứng Plasma nhằm tối ưu hóa quá trình khí hóa, tăng sản lượng khí Syngas;
  4. Thiết kế để sử dụng khí Syngas cho phát điện tại chỗ, đảm bảo hệ số dương (dư thừa) về năng lượng điện tới 30-50%.
  5. Các cải tiến kỹ thuật và công nghệ cho phép rút tỷ xuất đầu tư xuống thấp hơn so với công nghệ Plasma của thế giới, thậm chí nhỏ hơn cả tỷ xuất đầu tư của các công nghệ khí hóa khác và nhỏ hơn cả tỷ xuất đầu tư của các công nghệ đốt thông thường. Nhờ vậy thời gian hoàn vốn chỉ còn 6-10 năm so với các công nghệ khác từ 15-20 năm.

Các thông số kỹ thuật thực nghiệm và tính toán theo chỉ số của rác thải sinh hoạt tại Hà nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy công nghệ khí hóa Plasma với các cải tiến của VinIT hoàn toàn phù hợp với nhu cầu xử lý rác thải sinh hoạt của Việt Nam. Đáp ứng không chỉ các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, môi trường mà còn cả các thông số về đầu tư, lợi nhuận. Đặc biệt VinIT hoàn toàn chủ động về công nghệ, trang thiết bị và hệ thống cán bộ chuyên gia cần thiết cho thực hiện các dự án công nghệ này tại Việt Nam.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here