Công nghiệp công nghệ cao và đầu tư mạo hiểm

0
511

Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới, tức là thời đại nền kinh tế tri thức. Trong thời đại nền kinh tế tri thức, sự phát triển kinh tế lấy công nghiệp công nghệ cao làm nền tảng và trụ cột số một. Sự phát triển công nghiệp công nghệ cao trực tiếp quyết định phát triển kinh tế. Ví dụ như nước Mỹ, từ 1995 đến 1998, 27% tăng trưởng GDP của nước Mỹ là do công nghiệp công nghệ cao đóng góp; nhưng nhiều năm nay bị mọi người cho rằng các ngành công nghiệp truyền thống là công cụ quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng khi so sánh thì lại lu mờ, ví dụ tỷ lệ đóng góp cùng thời kỳ đối với tăng trưởng GDP, ngành xây dựng chỉ chiếm 14%, ngành ô tô cũng chỉ chiếm 4%, công nghiệp công nghệ cao ngày càng đóng vai trò chủ yếu trong thời đại nền kinh tế tri thức, phát triển công nghiệp công nghệ cao đã trở thành vấn đề cấp bách. Trong thời đại nền kinh tế tri thức, tính không xác định của đỉnh cao nghiên cứu phát triển công nghệ cao làm nó phải kết hợp với vốn và cuối cùng quá trình chuyển hoá thành lực lượng sản xuất vấp phải những khó khăn chồng chất. Thứ hai, sau đại chiến thế giới lần thứ 2, các nước (chủ yếu là Mỹ) đã dần dần hình thành cơ chế đầu tư mạo hiểm tương đối hoàn chỉnh, và thậm chí vận hành và thao tác rất tốt, chính là dưới tác động của cơ chế trung gian tài chính mới phát triển này, các doanh nghiệp công nghệ cao có thể lần lượt ra đời.

1. Đặc điểm phát triển công nghệ cao

Công nghệ cao là khái niệm tương đối. Khi sáng tạo ra một công nghệ hoàn thiện hơn thì công nghệ ban đầu lập tức trở thành công nghệ cũ, và công nghệ hoàn thiện so với công nghệ ban đầu mới tạo ra này được gọi là công nghệ cao. Có thể hình dung, khi các đương sự còn sử dụng in ấn bản khắc gỗ, thì sáng chế in ấn đánh máy là công nghệ mới hơn thay thế công nghệ cũ. Lúc đương thời, in ấn bằng đánh máy gọi là công nghệ cao. Vì vậy, nói chung, các ngành luôn luôn và ngày càng sử dụng công nghệ cao hơn để thay thế công nghệ ban đầu, thu được lợi ích lớn hơn. Công nghệ cao theo khái niệm truyền thống là lấy hiệu quả thúc đẩy tạo ra ngành nghề làm phát triển khoa học trung tâm. Nói chung, mọi người sử dụng vật lý và phương pháp khoa học để nâng cao tỷ lệ sử dụng tài nguyên, độ chính xác của máy móc, năng lực sử dụng của sản phẩm, đó là lấy tài nguyên hữu hình làm tiến bộ công nghệ của đối tượng nghiên cứu.

Công nghệ cao và công nghiệp công nghệ cao thường nói tới hiện nay là tiến bộ thay đổi nhanh chóng xung quanh khoa học máy tính và khoa học sinh học là các ngành công nghiệp mới phát triển từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2. Ví dụ, công nghiệp thông tin liên lạc, máy tính và công nghiệp phần mềm khác, công nghiệp sinh học và bào chế dược phẩm và công nghiệp liên quan khác. Những công nghiệp công nghệ cao mới phát triển này rất khác biệt so với công nghệ mới truyền thống và ngành chế tạo. Phát triển công nghệ truyền thống chủ yếu là phục vụ cho ngành chế tạo, còn công nghệ cao hiện đại thúc đẩy và tạo ra ngành nghề lấy dịch vụ là chính và mới nổi lên mà trước đây không có. Ví dụ điển hình là công nghiệp thông tin lấy công nghệ máy tính làm cơ sở, đây là ngành công nghiệp chưa có trước đây, là ngành công nghiệp vừa mới ra đời từ công nghệ máy tính. Bào chế dược phẩm gen mới ra đời lấy phát triển khoa học sinh học làm cơ sở và công nghệ chẩn đoán bệnh và trị liệu sử dụng công nghệ CMOS chip sinh học, mang lại cơ hội thương mại vô hạn cho việc phục vụ sức khoẻ. Đặc điểm khác của công nghệ cao hiện đại là đổi mới tính đột phá của đối tượng nghiên cứu. Nếu nói phát triển công nghệ truyền thống là lấy thực vật làm đối tượng, còn công nghệ cao hiện đại về cơ bản là nghiên cứu lấy trí năng và thể sự sống làm đối tượng. Có thể nói, công nghệ cao hiện đại là sự phát triển KHCN đổi mới cao độ. Từ ý nghĩa này mà nói thì phát triển công nghệ truyền thống chỉ có thể gọi là cách tân chứ không phải là đổi mới sáng tạo. Vì công nghệ cao hiện đại có tính đổi mới cao nên tất nhiên phải tập trung hỗ trợ tri thức khoa học, đây cũng là lý do nói rằng nền kinh tế được thúc đẩy bằng công nghiệp công nghệ cao hiện đại là nền kinh tế tri thức. Ví dụ, lấy công nghệ CMOS chip sinh học làm ví dụ, trước hết, nhà sinh học phải giải mã DNA của gen, sau đó chuyên gia tinh thể, chuyên gia máy tính cung cấp mã này cất giữ trong CMOS chip cho nghiên cứu khoa học và chẩn đoán trị liệu sử dụng. Quá trình này là kết tinh của việc kết hợp nhiều công nghệ cao, nếu thiếu một loại công nghệ đều không thể dẫn đến thành công. Do đó, phát triển công nghệ cao tất nhiên cũng là rất khó thậm chí tỷ lệ thành công thấp. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tỷ lệ thất bại đưa vào thí nghiệm lâm sàng sau khi thành công chế thử trong bào chế dược phẩm sinh học hãy còn trên 70%. Có thể hình dung là tỷ lệ thành công đưa vào giai đoạn càng sớm càng thấp. Đồng thời, việc thu được một số thành quả đòi hỏi thời gian NCPT tương đối dài. Hãy lấy bào chế dược phẩm làm ví dụ, chu kỳ trung bình của một dược phẩm mới từ thí nghiệm nhỏ đến khâu cuối cùng là mở rộng thị trường tại nước Mỹ kéo dài tới 10 năm.

Đặc điểm này quyết định đặc điểm đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao.

2. Đặc điểm đầu tư công nghiệp công nghệ cao

Như đã nói ở trên, chính là tính đổi mới cao, độ khó lớn, tính tập trung tri thức và tỷ lệ thành công thấp của công nghệ cao sẽ quyết định tính đặc thù đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao. So với đầu tư vào công nghiệp truyền thống, thì đầu tư vào công nghệ cao có những đặc điểm dưới đây:

2.1. Tính mạo hiểm đầu tư cao

Chủ yếu về 3 phương diện:

(1) Mạo hiểm công nghệ. NCPT công nghệ cao có tính phức tạp, nên rất khó xác định tỷ lệ thành công của thành quả nghiên cứu trong quá trình tạo ra công nghiệp hoá và chuyển hoá sản phẩm mới, đây là nguồn gốc mạo hiểm lớn nhất trong đầu tư vào KHCN cao.

(2) Mạo hiểm thị trường. Vì sản phẩm công nghệ cao bán không được hoặc bị thay thế nhanh chóng và dẫn đến mạo hiểm. Do sản phẩm công nghệ cao trên thị trường có bộ mặt hoàn toàn mới, nên cũng gặp mạo hiểm cao hơn so với sản phẩm truyền thống. Sản phẩm mới có thể do chi phí cao nên bị thị trường từ chối, cũng có thể do sự khác biệt trong thói quen tiêu sài nên thị trường còn chưa chấp nhận thời cơ sản phẩm này, càng có thể bị sản phẩm công nghệ cao khác thay thế. Điện thoại vệ tinh do giá cả quá cao nên bị thị trường từ chối, băng ghi hình VHS do thua kém một chút so với băng ghi hình VHP nên bị xua khỏi thị trường. Những sản phẩm này đều là trường hợp rất điển hình, thể hiện sự mạo hiểm thị trường của sản phẩm công nghệ cao.

(3) Mạo hiểm tài chính. Đầu tư vào dự án công nghệ cao không chỉ khó dự báo tỷ lệ thành công của nó mà còn cũng khó xác định dự toán tài chính
2.2. Tính thu nhập đầu tư cao

Dự án đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao một khi thành công, thì thu nhập của nó làm ta phải ngạc nhiên. Tiêu chuẩn gọi là thấp khi mức hoàn trả là vài lần đầu tư ban đầu, tiêu chuẩn cao đạt đến 10 lần đầu tư ban đầu, trên 100 lần gọi là rất cao.

Kết quả hình ảnh cho image + Risk investment

2.3. Tính dài hạn đầu tư

Khi chuyển hoá thành quả công nghệ cao thành công nghệ công nghệ cao, tiến hành tuyên truyền và thúc đẩy bán hàng đối với vốn tương ứng cần phải rót vào, nhưng trên thị trường, sản phẩm mới có thể bị người đi sau bắt chước rất nhanh chóng. Để chiếm một vị thế trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, công nghiệp công nghệ cao phải có sự hỗ trợ vốn trong thời gian tương đối dài.

Đặc điểm ở trên quyết định công nghiệp công nghệ cao rất khó giống công nghiệp thông thường trong việc được nhận vốn từ các kênh đầu tư tài chính phổ biến. Từ vốn tài chính trên thị trường cổ phiếu hoặc phiếu công trái, doanh nghiệp phải chứng tỏ sản phẩm thành thục hoặc thị trường thành thục; còn sản phẩm công nghệ cao thường là chưa thành thục, thị trường cũng chưa biết đến. Tài chính ngân hàng thường yêu cầu có dự toán tương đối chính xác đối với số lượng tiền vay và thời hạn vay tiền, nhưng phát triển công nghệ cao hiện đại thường phải có sự hỗ trợ vốn dư dật mới có thể gặt hái được thành công, nhưng một khi thành công thì số tiền hoàn trả sẽ rất lớn và lại thấp dẫn đối với các chủ sở hữu vốn. Trong điều kiện thị trường như vậy, đầu tư vào khu vực đầu tư mạo hiểm của công nghiệp công nghệ cao như diều gập gió, không ngừng phát triển.

3. Nội hàm và đặc điểm đầu tư mạo hiểm

Tiếng Anh đầu tư mạo hiểm là “Venture Capital”, cũng được dịch là đầu tư khởi nghiệp. Theo nghĩa rộng, đầu tư mạo hiểm là đầu tư vốn vào trong toàn bộ hoạt động kinh tế mang tính phát triển, sáng tạo. Ví dụ, từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, đầu tư vào công nghiệp mới ra đời như đường sắt, gang thép của nước Mỹ và đầu tư hiện nay vào công nghiệp công nghệ cao đều có thể gọi là đầu tư mạo hiểm. Nhưng, theo nghĩa hẹp, đầu tư mạo hiểm thường là đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao. Theo định nghĩa của Hiệp hội đầu tư mạo hiểm nước Mỹ thì đầu tư mạo hiểm là một dạng đầu tư mang tính quyền và lợi ích do nhà tài chính trong nghề nghiệp đầu tư vào các doanh nghiệp mới ra đời, phát triển nhanh chóng và có tiềm năng cạnh tranh lớn.

Đặc điểm nổi bật nhất của đầu tư mạo hiểm nó thường được đầu tư vào giai đoạn thành lập công nghiệp công nghệ cao và giai đoạn NCPT sản phẩm mới. Đầu tư thông thường mặc dù cũng có thể trải qua thời kỳ thành lập doanh nghiệp và phát triển sản phẩm, nhưng chú ý hơn đến đầu tư vào khâu tạo ra sản phẩm tương đối thành thục. Tỷ lệ thất bại của giai đoạn NCPT công nghệ cao thường cao tới 80-90%, tức là để đầu tư mạo hiểm trở nên tương đối thành thục, thì tỷ lệ thành công hoàn toàn của nó cũng thấp hơn 30%. Do đó, đầu tư mạo hiểm có các mạo hiểm phụ thực tế cao. Tất nhiên, càng mạo hiểm cao thì thu nhập càng cao. Do công nghệ cao thành công thường làm cho sản phẩm cuối cùng và dịch vụ đi vào giai đoạn hoàn thiện mà trước đây chưa có, do đó, đầu tư mạo hiểm một khi thành công thì có thể thu được lợi nhuận rất lớn. Cơ chế vận hành cơ bản của ngành đầu tư mạo hiểm là từ trong lợi nhuận cao của các doanh nghiệp công nghệ cao thành công chia sẻ thu nhập mạo hiểm cao vào tỷ lệ lãi suất ngân hàng, sau đó bù đắp vào tổn thất của dự án thất bại. Phần dư sau khi cân đối lỗ – lãi sẽ là lợi nhuận. Nhà đầu tư mạo hiểm sử dụng lợi nhuận này chuyển hoá thành vốn chuẩn bị mạo hiểm, thực hiện giá trị gia tăng và quay vòng tuần hoàn của vốn mạo hiểm, không ngừng gia tăng thực lực đầu tư của vốn mạo hiểm. Tại Mỹ, trong thời gian 1981-1986, tỷ lệ giá trị gia tăng tịnh trung bình hàng năm của vốn mạo hiểm vào khoảng 23,8%, có một năm cao nhất đạt 37,2%, bằng 2-3 lần thu nhập bình quân của cổ phiếu. Vì vậy, khác với tài chính truyền thống: vốn mạo hiểm là loại vốn có thể đảm nhiệm mạo hiểm cao, đặc tính này của nó là phù hợp với tính mạo hiểm cao của việc phát triển dự án KHCN cao.

Đặc điểm khác của đầu tư mạo hiểm là nhà đầu tư mạo hiểm không chỉ đầu tư vốn vào, mà còn sử dụng kinh nghiệm, tri thức và mạng lưới thông tin tích luỹ lâu năm của mình hỗ trợ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh doanh nghiệp sao cho tốt hơn. Đây là phương thức đầu tư có tính chất tham gia chủ động, như vậy nhờ có vốn mạo hiểm hỗ trợ mà công ty mới ra đời đã trưởng thành nhanh hơn nhiều so với công ty thông thường cùng loại. Thông qua hình thức như doanh nghiệp sau khi có giá trị gia tăng có thể niêm yết lên thị trường chứng khoán và mua, nhà đầu tư mạo hiểm sẽ thu được mức hoàn trả đầu tư cao. Đầu tư mạo hiểm sẽ bao gồm 3 khâu: vốn mạo hiểm, cơ quan đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp mạo hiểm. Mô hình phổ biến của nó là đầu tiên nhà đầu tư mạo hiểm quyên góp vốn mạo hiểm, thành lập cơ quan đầu tư mạo hiểm, sau đó đi hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ cao thiếu vốn phát triển nhưng có tiềm năng tăng trưởng thông qua sự lựa chọn nghiêm túc. Sau đó, cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mạo hiểm đã được đầu tư, doanh nghiệp mạo hiểm được đầu tư bước vào giai đoạn phát triển ổn định, trở thành doanh nghiệp có thể thông qua thị trường vốn. Do đó công ty đầu tư mạo hiểm có thể niêm yết cổ phiếu lên thị trường chứng khoán hoặc chuyển nhượng phương thức thu hồi vốn, sau khi thu được lợi nhuận sẽ tiếp tục đầu tư mạo hiểm. Hoạt động đầu tư này có 5 đặc trưng chủ yếu dưới đây:

(1) Là đầu tư có mạo hiểm rõ ràng. Do đầu tư mạo hiểm chủ yếu hỗ trợ công nghệ và sản phẩm đổi mới, nên không có tài sản cố định để thế chấp và đảm bảo được vay vốn, vì vậy mạo hiểm trong các phương diện công nghệ, kinh tế và thị trường đều tương đối lớn, tỷ lệ thành công trung bình chỉ có khoảng 20%. Nhưng với sự quản lý của cán bộ chuyên nghiệp cấp cao thì mạo hiểm có thể giảm thiểu, vốn có thể thu được giá trị gia tăng tối đa. Cho nên, nó được tán dương là ”vốn dũng cảm”.

(2) Là đầu tư tổ hợp. Để phân tán mạo hiểm, vốn mạo hiểm thường được đầu tư vào tổ hợp các dự án công nghệ cao gồm trên 10 dự án, sử dụng hoàn trả thu được của dự án thành công để bù vào tổn thất của dự án thất bại và do đó sẽ có được thu nhập.

(3) Là đầu tư dài hạn. Đầu tư mạo hiểm thường phải trải qua 3-7 năm mới có thể có được thu nhập thông qua rút vốn, mà còn trong thời gian này thường còn phải không ngừng tiến hành tăng vốn cho dự án công nghệ cao có hy vọng thành công. Do đó, nó cũng được tán dương là “vốn kiên trì”.

(4) Là đầu tư quyền và lợi ích. Đầu tư mạo hiểm là đầu tư vốn quyền và lợi ích, nhưng không phải là đầu tư vay vốn, vì vậy tâm điểm của nó không nằm trong lỗ-lãi trước đây của đối tượng đầu tư, mà nằm trong triển vọng phát triển của chúng và giá trị gia tăng của vốn, có thể thông qua niêm yết lên thị trường chứng khoán hoặc bán mà rút vốn và thu lại hoàn trả vốn.

(5) Là phương thức đầu tư chuyên nghiệp mô hình tham gia quản lý chủ động. Đầu tư mạo hiểm không chỉ nhằm vào cung cấp vốn cho nhà khởi nghiệp, nhà quản lý doanh nghiệp – nhà đầu tư mạo hiểm còn sử dụng kinh nghiệm, tri thức và mạng lưới thông tin tích luỹ lâu năm của mình để giúp đỡ cán bộ quản lý kinh doanh doanh nghiệp tốt hơn, cố gắng giúp đỡ nhà khởi nghiệp gặt hái thành công.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here