DỰ ÁN LÒ PHẢN ỨNG PLASMA THIÊU HỦY CHẤT THẢI Y TẾ

0
1049
  1. Tên nhiệm vụ KH&CN
    Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo lò phản ứng plasma thiêu hủy chất thải y tế, chất độc và cực độc.
  2. Tính cấp thiết
    Trong các loại công nghệ truyền thống cơ bản để xử lý chất thải rắn (CTR) y tế, chất độc và cực độc: chôn lấp, xử lý vi sinh, đốt và hóa khí hiện nay, còn có nhiều nhược điểm và thường gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường: làm ô nhiễm không khí, nguồn nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Trong khi đó, xu hướng xử lý CTR sinh hoạt hiện nay trên thế giới là hóa khí plasma, đó là công nghệ tiên tiến nhất, triệt để nhất cho phép xử lý CTR, kể cả CTR độc hại như rác y tế, thực sự không gây ra ô nhiễm môi trường.
    Chất thải rắn (CTR) y tế phát sinh từ các cơ sở y tế trong khu vực đô thị bao gồm các bệnh viện tuyến TW; các bệnh viện tuyến quận/ huyện trên địa bàn thành phố; các cơ sở y tế tư nhân…
    Cùng với sự phát triển và sự tăng nhanh về số lượng giường bệnh điều trị, khối lượng phát sinh CTR từ các hoạt động y tế có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê, mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm. Ước tính năm 2015, lượng CTR y tế phát sinh là 600 tấn/ngày và năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, qua khảo sát của Sở Y tế, lượng CTR y tế từ hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố do Sở quản lý (không bao gồm các bệnh viện tuyến TW) trong năm 2014 là khoảng gần 3.000 tấn.
    Các tỉnh thành đông dân cư, được chú trọng đầu tư các bệnh viện, các cơ sở khám, chữa bệnh là nơi phát sinh lượng lớn CTR y tế. Tuy vậy, về mặt địa lý, lượng CTR y tế phát sinh không đồng đều giữa các vùng miền. So với các đô thị khu vực miền núi, các đô thị thuộc khu vực đồng bằng và vùng biển có lượng phát sinh CTR y tế cao hơn rất nhiều.
    Chất thải lây nhiễm: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng, bao gồm: kim tiêm; bơm kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu, lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác; Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly; Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên; Chất thải giải phẫu, bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm.
    Như vậy, vấn đề xử lý CTNH nói chung và CTNH y tế nói riêng đang là nhiệm vụ cấp bách và cần những biện pháp hữu hiệu ở các địa phương hiện nay và những năm tới nhằm mang lại môi trường trong sạch, lành mạnh cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
  3. Mục tiêu
    Nghiên cứu quá trình thiêu đốt plasma để ứng dụng trong xử lý rác thải y tế, chất độc hại và chất cực độc hại.
    Xây dựng năng lực thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đầu đốt plasma công suất 70kW sử dụng trong công nghệ xử lý rác y tế.
    Làm chủ được công nghệ chế tạo đầu đốt plasma.
    Xây dựng năng lực thiết kế lò đốt plasma công suất 70kW ;
    Chế tạo lò đốt plasma công suất 150 – 300 kg/h.
  4. Những nội dung KH&CN cần phải giải quyết
    4.1 Giai đoạn 1
    Nghiên cứu cơ sở lý thuyết công nghệ đốt plasma rác thải y tế;
    Nghiên cứu thiết kế đầu đốt plasma công suất 70kW;
    Xây dựng bệ thử đầu đốt plasma;
    Tiến hành thừ nghiệm, đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật đầu đốt plasma.
    4.2 Giai đoạn 2
    Nghiên cứu thiết kế đầu đốt plasma công suất 70kW;
    Chế tạo lò đốt plasma công suất 150 – 300 kg/h;
    Hoàn thiện công nghệ chế tạo đầu đốt plasma
    Chạy thử lò đốt plasma công suất 150 – 300 kg/h;
    Xây dựng quy trình công nghệ vận hành đầu đốt plasma và lò đốt plasma cho y tế.
  5. Dự kiến sản phẩm tạo ra
    5.1. Giai đoạn 1
    Báo cáo tổng quan cơ sở lý thuyết công nghệ đốt plasma và phân tích thông tin sáng chế công nghệ đốt plasma;
    01 đầu đốt plasma công suất 70 kW;
    Báo cáo kết quả thử nghiệm đầu đốt plasma,
    5.2 Giai đoạn 2
    Báo cáo tổng quan lò đốt plasma và phân tích thông tin sáng chế lò đốt plasma ;
    Bản thiết kế lò đốt và đầu đốt plasma:
    01 lò đốt plasma công suất 150 – 300 kg/h;
    Báo cáo kết quả thử nghiệm lò đốt plasma;
    Quy trình công nghệ vận hành đầu đốt plasma và lò đốt plasma.
    1 -2 đơn đăng ký sáng chế cho đầu đốt, lò đốt plasma công suất 70kW, lò đốt plasma công suất 150 – 300 kg/h.
  6. Khả năng ứng dụng
    Nhu cầu xử lý rác thải y tế, các chất độc hại rất lớn, đặc biệt là không tạo ra các chất khí độc hại. Do đó khẳ năng ứng dụng trong thực tế rất cao. Khi công nghệ hoàn thiện có thể mở rổng ứng dùng tại hầu hết các thành phố nhỏ, các cơ sở y tế trong toàn quốc và có thể xuất khẩu sang các nước khác.
  7. Hiệu quả
    Không tạo ra khí methane, một loại khí nhà kính tiềm năng; không tạo ra khí dioxin là nguồn gốc của bệnh ung thư;
    Có mức độ phát thải nguy hại ra môi trường thấp nhất so với các công nghệ xử lý rác khác. Là công nghệ thân thiện môi trường.
    Do đó tạo ra hiệu quả lớn:
    Hiệu quả KHCN: Sự thành công của công nghệ đốt plasma cho phép đưa Việt Nam vào danh sách những nước đi đầu trong công nghệ xử lý rác thải y tế trên thế giới.
    Hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường: Xử lý triệt để rác thải không gây ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here