Hội thảo “Công nghệ phát điện từ chất thải”

0
541

Sáng ngày 13/10/2017, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo “Công nghệ phát điện từ chất thải”. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Đặng Huy Đông, đại diện Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc các Bộ, Ban, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Sở: KH&CN, Tài nguyên và Môi trường, KH&ĐT và các doanh nghiệp trên toàn quốc. Hội thảo còn có sự hiện diện của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực xử lý rác thải của Việt Nam.

Toàn cảnh Hội thảo.

Hội thảo được tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực xử lý rác thải. Đây là một trong những hoạt động nhằm trao đổi về giải pháp trong việc xử lý rác thải hiện nay cũng như các khó khăn, thách thức trong việc phát triển ngành năng lượng với mục tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả và định hướng phát triển KH&CN để giải quyết các bài toán cấp bách của ngành năng lượng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông cho biết, trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Nghị Quyết của Bộ Chính trị số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã nêu rõ: Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Trong đó một trong những giải pháp được ưu tiên là thu gom và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng các phương pháp thích hợp, ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp, nhất là với các đô thị thiếu mặt bằng làm bãi chôn lấp.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày. Phần lớn lượng rác phát sinh chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Việc quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị nước ta đang còn rất lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp. Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp.

Tại Quyết định số 2149/QĐ-TTG ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 cũng nêu rõ mục tiêu đến năm 2020 là: 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

Xử lý chất thải rắn bằng biện pháp chôn lấp gây lãng phí đất đai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Vì vậy, lựa chọn các công nghệ xử lý tiên tiến được coi là giải pháp tối ưu để xử lý chất thải rắn trong bối cảnh hiện nay. Xu hướng hiện này trong xử lý chất thải rắn là tái chế, tái sử dụng và tận dụng năng lượng từ chất thải rắn, ưu tiên các nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung công suất lớn có công nghệ phát điện tiên tiến. Vấn đề tận dụng năng lượng từ chất thải rắn, biến chất thải rắn thành điện năng sẽ giải quyết được hai bài toán là xử lý môi trường và tận dụng năng lượng, đây là hướng đi đúng đắn cần được phát triển của Việt Nam.

Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, có nhiều công nghệ xử lý chất thải rắn phát điện đã được nghiên cứu phát triển và nhập khẩu vào Việt Nam như công nghệ đốt rác phát điện sử dụng tua bin hơi nước của Nhật Bản, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp sử dụng nhiệt để khí hóa và phát điện (WTE), công nghệ phân loại và xử lý rác thải, sản xuất Biogas và phân bón khoáng hữu cơ, công nghệ xử lý chất thải rắn phát điện sử dụng lò đốt tầng sôi tuần hoàn đa tỷ trọng v.v..đã mang lại một số hiệu quả thiết thực.

Hiện tại, các đơn vị của Bộ KH&CN đang tiến hành tổng hợp, đánh giá các công nghệ xử lý chất thải rắn, đặc biệt là công nghệ điện rác đã và đang được triển khai để xem xét các công nghệ có tiềm năng phát triển và nhân rộng tại Việt Nam.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe trình bày về các công nghệ tiên tiến hiện nay của các doanh nghiệp, viện, trường có tiềm năng áp dụng và nhân rộng tại Việt Nam; những trao đổi, chia sẻ thông tin về các công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải sinh hoạt để cung cấp năng lượng. Các nội dung được trình bày tại Hội thảo gồm: Điện rác – Thách thức về công nghệ đối với thị trường Việt Nam; công nghệ điện rác – WTE; công nghệ phát điện từ chất thải của Hàn Quốc; công nghệ xử lý rác thải phát điện theo cơ sinh học của Cộng hòa Liên bang Đức; công nghệ xử lý rác thải phát điện Nhật Bản; công nghệ rác thải phát điện bằng hóa khí sinh học của Hàn Quốc; công nghệ xử lý rác thải phát điện bằng plasma của Nga…

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng khẳng định: Hội thảo thực sự là cơ hội quý báu để các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp và nhà đầu tư trao đổi, chia sẻ về phát triển ngành năng lượng và định hướng nghiên cứu ứng dụng KH&CN để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

“Xử lý rác thải và phát ra được điện rất đúng với mong muốn nói không với chôn lấp rác thải. Báo cáo từ các diễn giả, nhà khoa học, doanh nghiệp về công nghệ xử lý rác thải để phát điện, có những công nghệ đã thành công, có những công nghệ đã được thương mại hóa, có những công nghệ trong giai đoạn thử nghiệm. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới các cơ quan chức năng sẽ có những chính sách, hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ để tăng cường ứng dụng có hiệu quả các công nghệ xử lý rác thải phù hợp tại Việt Nam”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho hay.

Commissioned in 2002 at Utashinai, Japan by Hitachi Metals, LTD. Original Design – gasification of 170 TPD of MSW and Automobile Shredder Residue (ASR) Current Design – Gasification of approximately 300 TPD of MSW. Generates up to 7.9 MW of electricity with ~4.3 MW to grid. The Plasma Direct Melting Reactor (PDMR) at Utashinai, Japan converts unprocessed MSW and ASR to electricity, sand-size aggregate, and mixed metal nodules.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here