Hướng dẫn sử dụng thông tin sáng chế

0
757

Giới thiệu chung

Những năm gần đây, việc tiếp cận các thông tin công nghệ đang gia tăng một cách nhanh chóng nhờ ngày càng có nhiều tài liệu kỹ thuật tồn tại dưới định dạng kỹ thuật số và sự phát triển vượt bậc của các thiết bị điện tử phục vụ cho việc phân phối và tiếp nhận thông tin. Vì số lượng nguồn thông tin phục vụ cho công chúng ngày càng gia tăng nên việc tìm kiếm những thông tin hữu ích có liên quan lại trở nên khó khăn hơn.

Tài liệu hướng dẫn này có mục đích hỗ trợ người sử dụng trong việc tra cứu thông tin công nghệ có trong các tư liệu sáng chế – một nguồn thông tin kỹ thuật, pháp lý và kinh doanh dồi dào được trình bày trong các định dạng chuẩn và chưa được công bố ở bất cử nơi nào khác. Mặc dù tài liệu này chỉ tập trung vào thông tin sáng chế, nhưng nhiều kỹ năng tra cứu nêu trên cũng có thể được áp dụng để tra cứu các nguồn thông tin công nghệ phi sáng chế khác.

Hệ thống sáng chế hoạt động như thế nào?

Bằng độc quyền sáng chế có hai chức năng chính:

• Chức năng bảo hộ: Bằng độc quyền sáng chế cho phép chủ sở hữu sáng chế ngăn chặn người khác khai thác sáng chế được bảo hộ ở một quốc gia hoặc khu vực nhất định, và trong một thời hạn nhất định, thường là không quá 20 năm.

• Chức năng bộc lộ thông tin: Bằng độc quyền sáng chế cho phép công chúng tiếp cận các thông tin liên quan đến các công nghệ mới nhằm kích thích sáng tạo và góp phần phát triển kinh tế.

Bảo hộ

Đơn sáng chế có thể nộp qua các con đường sau:

• Con đường quốc gia: Đơn sáng chế thường được nộp tại Cơ quan Sáng chế quốc gia. Bằng độc quyền sáng chế có thể được cấp và chỉ có hiệu lực trong lãnh thổ quốc gia đó, phù hợp với pháp luật của quốc gia đó. Đơn sáng chế đó cũng có thể nộp tại nhiều quốc gia khác theo quy định của pháp luật sáng chế tại từng quốc gia có liên quan.

• Con đường khu vực: Ở một số khu vực, đơn sáng chế có thể nộp tại Cơ quan Sáng chế của khu vực, ví dụ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ khu vực châu Phi (ARIPO) hoặc Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO). Đơn sáng chế khu vực có hiệu lực giống như đơn được nộp tại các quốc gia thành viên của Hiệp ước hợp tác sáng chế khu vực và, trong nhiều trường hợp, được Cơ quan Sáng chế khu vực cấp “một nhóm” bằng độc quyền sáng chế một cách tập trung. Để có hiệu lực ở cấp quốc gia, bản dịch bằng ngôn ngữ quốc gia sở tại của bằng độc quyền sáng chế có thể được yêu cầu nộp.

• Con đường quốc tế: Bất kỳ công dân hoặc cư dân nào của nước thành viên Hiệp ước PCT đều có thể nộp đơn sáng chế quốc tế tại Cơ quan Sáng chế của nước sở tại hoặc tại Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hoặc Cơ quan Sáng chế khu vực. Chỉ bằng việc nộp một đơn sáng chế quốc tế duy nhất, đơn sẽ có hiệu lực như đơn quốc gia được nộp tại các nước thành viên PCT được chỉ định. Mặc dù phần lớn thủ tục nộp đơn sáng chế được thực hiện trong pha quốc tế, nhưng bằng độc quyền sáng chế chỉ được cấp bởi mỗi Cơ quan Sáng chế của nước thành viên được chỉ định trong pha quốc gia.
Mặc dù thủ tục cấp bằng độc quyền sáng chế giữa các cơ quan sáng chế là khác nhau nhưng có thể khái quát hóa theo các bước sau:

• Nộp đơn: Người nộp đơn có thể lựa chọn con đường nộp đơn, ví dụ, theo con đường quốc gia, khu vực hay quốc tế và tiến hành nộp đơn. Bước nộp đơn đầu tiên được gọi là nộp đơn để hưởng “quyền ưu tiên”, từ đó lần lượt nộp đơn quốc gia, khu vực hoặc quốc tế trong thời hạn hưởng quyền ưu tiên là 1 năm theo Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.

Thẩm định hình thức: Cơ quan sáng chế phải đảm bảo rằng mọi thủ tục hành chính phù hợp, ví dụ, các tài liệu có liên quan đã có đủ trong đơn và các loại phí đã được nộp.

• Tra cứu tình trạng kỹ thuật: Ở nhiều quốc gia, nhưng không phải tất cả, cơ quan sáng chế tiến hành tra cứu tình trạng kỹ thuật, cụ thể là tình trạng kỹ thuật của tất cả các thông tin công nghệ có liên quan được công chúng biết đến tại thời điểm nộp đơn sáng chế. Bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu và thẩm định viên có năng lực trong lĩnh vực kỹ thuật cụ thể của đơn, “báo cáo tra cứu” được soạn thảo để so sánh các dấu hiệu kỹ thuật của sáng chế được yêu cầu bảo hộ với các dấu hiệu của giải pháp kỹ thuật đã biết.

• Công bố đơn: Ở hầu hết các nước, đơn sáng chế được công bố sau 18 tháng kể từ ngày ưu tiên, nghĩa là sau ngày nộp đơn đầu tiên.

• Thẩm định nội dung: Nếu báo cáo tra cứu tình trạng kỹ thuật đã có sẵn, thẩm định viên sẽ kiểm tra xem đơn có đáp ứng các yêu cầu về khả năng bảo hộ độc quyền hay không, nghĩa là sáng chế có tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp hay không so với các giải pháp kỹ thuật được liệt kê trong báo cáo tra cứu. Thẩm định viên có thể đồng ý cấp bằng độc quyền sáng chế mà không yêu cầu việc sửa chữa nào, hay có thể thay đổi phạm vi của các điểm yêu cầu bảo hộ để phản ánh giải pháp kỹ thuật đã biết, hoặc từ chối bảo hộ.

• Cấp bằng/từ chối: Thẩm định viên có thể đồng ý cấp bằng độc quyền sáng chế mà không yêu cầu việc sửa chữa nào, hay có thể thay đổi phạm vi của các điểm yêu cầu bảo hộ để phản ánh giải pháp kỹ thuật đã biết, hoặc từ chối bảo hộ.

• Phản đối: Trong thời hạn nhất định, nhiều Cơ quan Sáng chế cho phép bên thứ ba phản đối việc cấp bằng độc quyền sáng chế với lý do rằng trên thực tế sáng chế không đáp ứng các điều kiện bảo hộ đối với sáng chế.

• Khiếu nại: Nhiều Cơ quan Sáng chế cho phép thủ tục khiếu nại sau khi thẩm định nội dung hoặc sau thủ tục phản đối đơn.

Bộc lộ thông tin

Chức năng quan trọng thứ hai của hệ thống sáng chế là bộc lộ thông tin, nghĩa là bằng độc quyền sáng chế cho phép công chúng tiếp cận thông tin về các công nghệ mới nhằm kích thích sáng tạo và góp phần tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù bảo hộ sáng chế mang tính chất lãnh thổ, chỉ có hiệu lực pháp luật tại quốc gia nơi bằng độc quyền sáng chế đó được cấp, nhưng thông tin có trong tài liệu sáng chế thì có tính chất toàn cầu, được cung cấp cho tất cả cá nhânh hoặc tổ chức trên thế giới, nhằm cho phép người bất kỳ tìm hiểu và học tập những kiến thức này.

Tại sao phải sử dụng thông tin sáng chế?

Thông tin sáng chế là một nguồn thông tin quan trọng đối với các nhà nghiên cứu, tác giả sáng chế, doanh nhân, các doanh nghiệp thương mại, cũng như các chuyên gia sáng chế. Thông tin sáng chế có thể hỗ trợ những người sử dụng thông tin để:

  • Tránh những nỗ lực nghiên cứu và triển khai trùng lặp;
  • Xác định rõ khả năng bảo hộ của sáng chế;
  • Tránh xâm phạm độc quyền sáng chế của người khác;
  • Xác định được giá trị sáng chế của mình, cũng như của những người khác;
  • Khai thác công nghệ có trong đơn sáng chế không được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc không được bảo hộ độc quyền ở một số nước nhất định, hoặc bằng độc quyền sáng chế đã hết hiệu lực bảo hộ;
  • Thu thập thông tin về các hoạt động sáng tạo và định hướng kinh doanh của đối thủ cạnh tranh trong tương lai;
  • Nâng cao chất lượng của các quyết định kinh doanh, ví dụ, giấy phép sử dụng công nghệ, thiết lập quan hệ đối tác về công nghệ, mua lại và sáp nhập doanh nghiệp;
  • Xác định xu hướng phát triển chủ đạo của các lĩnh vực công nghệ cụ thể, ví dụ, các lĩnh vực công nghệ liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe công đồng, bảo vệ môi trường, và xây dựng cơ sở cho việc hoạch định chính sách.

Thông tin sáng chế bao gồm những gì?

Thông tin sáng chế có chứa tất cả thông tin đã được công bố trong tài liệu sáng chế hoặc thông tin thu được từ việc phân tích số liệu thống kê về nộp đơn sáng chế, bao gồm:

  • Thông tin kỹ thuật có chứa trong các bản mô tả và hình vẽ minh họa sáng chế;
  • Thông tin pháp lý chứa trong các điểm yêu cầu bảo hộ xác định phạm vi bảo hộ của sáng chế và tình trạng pháp lý của sáng chế;
  • Thông tin liên quan đến kinh doanh chứa trong dữ liệu viện dẫn, xác định tác giả sáng chế, ngày nộp đơn, nước xuất xứ, v.v.
  • Thông tin liên quan đến chính sách công thu được từ việc phân tích xu hướng nộp đơn mà các nhà hoạch định chính sách sẽ sử dụng, ví dụ, chính sách công nghiệp quốc gia.

Cụ thể, thông tin sáng chế còn đề cập đến:

  • Người nộp đơn: Tên của cá nhân hoặc công ty nộp đơn đăng ký sáng chế cụ thể;
  • Tác giả sáng chế: Tên của một hoặc nhiều người đã tạo công nghệ mới và phát triển sáng chế;
  • Bản mô tả sáng chế: Sự giải thích rõ ràng và súc tích về các công nghệ hiện có liên quan đến sáng chế mới, và sự giải thích về cách thức mà sáng chế sẽ được sử dụng để giải quyết những vấn đề kỹ thuật mà những công nghệ hiện có chưa giải quyết được; các ví dụ cụ thể về công nghệ mới cũng thường sẽ được đưa ra;
  • Yêu cầu bảo hộ: Xác định tình trạng pháp lý của đối tượng được yêu cầu bảo hộ mà người nộp đơn xem đó là sáng chế của mình và hình thức bảo hộ được yêu cầu và được cấp; mỗi điểm yêu cầu bảo hộ là một câu đơn theo mẫu chuẩn nhằm xác định rõ sáng chế và những dấu hiệu kỹ thuật duy nhất của sáng chế; yêu cầu bảo hộ phải rõ ràng, súc tích và được minh họa một cách đầy đủ trong bản mô tả;
  • Nộp đơn để hưởng quyền ưu tiên: là việc nộp đơn đầu tiên mà trên cơ sở đó việc nộp tiếp theo trong pha quốc gia, khu vực hoặc quốc tế có thể được thực hiện trong thời hạn ưu tiên 1 năm;1
  • Ngày ưu tiên: là ngày nộp đơn đầu tiên mà kể từ ngày đó thời hạn bảo hộ độc quyền sáng chế sẽ được tính nếu sáng chế được cấp bằng độc quyền, và cũng là ngày bắt đầu của thời hạn 1 năm ưu tiên cho các đơn nộp sau đó;

Nguồn: https://patentscope.wipo.int

1 Nhóm các đơn sáng chế mà dựa trên một đơn duy nhất như được mô tả trên đây được gọi là “sáng chế đồng dạng”. Việc xác định các đơn của sáng chế đồng dạng không chỉ cho biết những nước hoặc khu vực mà đơn sáng chế được nộp, mà còn chỉ ra các bản dịch của đơn ở các ngôn ngữ khác nhau.

>>> Top những nhà cái uy tín nhất châu á nên lựa chọn khi tham gia cá độ online

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here