- Advertisement -Newspaper WordPress Theme
Giới thiệuChức năng nhiệm vụQUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC...

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ VINIT

VIỆN CÔNG NGHỆ VinIT
——————
VinIT ISTITUTE
OF TECHNOLOGY
—————— Add: 44A Trang Thi, Hoan Kiem, Ha Noi.
Phone: +84-243-826-1604; +84-934-666-139 ; +84-162-840-6409.
Email: ViencongngheVinIT@gmail.com
Web: http://www.VinIT.com.vn

Ngày 20 tháng 01 năm 2018 Số XX/01-2018 /VinIT

VIỆN TRƯỞNG
VIỆN CÔNG NGHỆ VinIT

– Căn cứ Luật Khoa học công nghệ số 29/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, thông qua ngày 18/6/2013;
– Căn cứ Điều lệ Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam ngày 21 tháng 10 năm 2015;
– Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Công nghệ VinIT;
– Căn cứ yêu cầu hoạt động nghiên cứu và phát triển của Viện Công nghệ VinIT;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Viện và Chủ tịch Hội đồng Khoa học

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Viện Công nghệ VinIT.
Điều 2: Chánh Văn phòng Viện, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện và các thành viên Hội đồng khoa học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

VIỆN TRƯỞNG

Nơi nhận:
– Như Điều 2.
– Lưu Văn thư.
Nguyễn Tiến Võ

QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
VIỆN CÔNG NGHỆ VINIT
(Ban hành theo Quyết định số XX/05-2018 /VinIT ngày 20/05/2018 của Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT)

Chương I
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
VIỆN CÔNG NGHỆ VINIT

Điều 1. Hội đồng khoa học của Viện Công nghệ VinIT (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Viện trưởng ra quyết định thành lập, gồm các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước của Viện có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan. Hội đồng có chức năng tư vấn khoa học cho Viện trưởng để quyết định các vấn đề quan trọng về các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, triển khai khoa học kỹ thuật, công nghệ và đào tạo của Viện.
Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn cho Viện trưởng về:
1. Định hướng chiến lược phát triển Viện trong từng thời kỳ, lựa chọn các hướng, chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu, kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện;
2. Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
3. Đánh giá, thẩm định, phản biện các đề tài, dự án, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, đào tạo của Viện và của các cá nhân, đơn vị trực thuộc Viện;
4. Tham gia ý kiến xây dựng, đề xuất đề tài khoa học công nghệ cấp Viện, cấp Liên hiệp Hội, cấp bộ, cấp Nhà nước cho từng năm và trong nhiệm kỳ.
5. Xét chọn và đề nghị Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (WUSTA) khen thưởng các công trình khoa học có chất lượng, các cán bộ khoa học có nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo.
6. Thực hiện các hoạt động tư vấn, đánh giá, thẩm định và phản biện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác theo yêu cầu của Viện trưởng.

Chương II
TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 3. Thành phần của Hội đồng
1. Thành phần của Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng; – 01 Phó chủ tịch Hội đồng; – 01 Thư ký Hội đồng; và các Uỷ viên Hội đồng do Viện trưởng ra quyết định thành lập, hoạt động theo quy chế của Viện;
2. Thường trực Hội đồng gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch và Thư ký Hội đồng;
3. Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng do Hội nghị toàn thể Hội đồng bầu ra trong số các Uỷ viên Hội đồng và được thông qua bằng quyết định của Viện trưởng.
Điều 4. Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ:
1. Xem xét và thông qua nội dung và chương trình do Thư ký Hội đồng chuẩn bị trước các kỳ họp Hội đồng;
2. Quyết định thành phần đại biểu mời tham dự từng kỳ họp cụ thể hoặc tham gia các công việc khác của Hội đồng;
3. Xem xét và thông qua báo cáo do Thư ký Hội đồng chuẩn bị về các kiến nghị của từng kỳ họp Hội đồng;
4. Giải quyết những công việc có liên quan giữa hai kỳ họp Hội đồng.
Điều 5. Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo các điều khoản đưọc quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng;
2. Lãnh đạo Thường trực Hội đồng xem xét những vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận trong các phiên họp Hội đồng;
3. Triệu tập và chù trì các phiên họp Thường trực và toàn thể Hội đồng;
4. Duyệt báo cáo những kiến nghị của Hội đồng, kết luận những vấn đề đã được thảo luận tại các phiên họp, ký duyệt các biên bản họp;
5. Thông báo kịp thời cho các uỷ viên của Hội đồng các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước có liên quan trực tiếp đến nội dung hoạt động khoa học và công nghệ của Viện.
Điều 6. Phó chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng, giúp Chủ tịch Hội đồng trong việc lãnh đạo công tác chung của Hội đồng;
2. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về phần công tác được phụ trách và được quyền quyết định những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình;
3. Trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt, được quyền thay mặt Chủ tịch điều hành và giải quyết công việc của Hội đồng thuộc quyền hạn của Chủ tịch.
Điều 7. Thư ký Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Chuẩn bị nội dung, chương trình và điều kiện làm việc cho các phiên họp của Hội đồng để Thường trực Hội đồng thông qua;
2. Chuyển nội dung, chương trình họp và các tài liệu cần thiết cho các uỷ viên Hội đồng và khách mời (nếu có) trong thời hạn quy định;
3. Lập và ký biên bản tổng hợp ý kiến phát biểu trong các kỳ họp Hội đồng.
Điều 8. Uỷ viên Hội đồng có trách nhiệm và quyền hạn sau:
1. Tham gia đầy đủ các phiên họp Hội đồng, thực hiện đầy đủ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của mình;
2. Tìm hiểu các vấn đề liên quan để đóng góp ý kiến cho những nội dung được đưa ra thảo luận trong các phiên họp Hội đồng;
3. Tìm hiểu các vấn đề liên quan để đóng góp ý kiến cho những nội dung được thảo luận trong các phiên họp Hội đồng;
4. Truy cập và khai thác các số liệu và hồ sơ chuyên môn theo quy định chung của Nhà nước;
5. Tự do trình bày ý kiến trong khi thảo luận tại các phiên họp của Hội đồng, đồng thời chịu trách nhiệm về các ý kiến đó và được bảo lưu ý kiến trong trường hợp khác với quyết định của Hội đồng;
6. Chủ động đề xuất và đề nghị Hội đồng thảo luận những vấn đề thuộc phạm vi chức năng và quyền hạn của Hội đồng;
7. Đề nghị Viện cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết thông qua Thường trực Hội đồng để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Uỷ viên Hội đồng là những cán bộ, chuyên gia khoa học trong và ngoài nước của Viện có năng lực, có kiến thức rộng và trình độ chuyên môn sâu trong các lĩnh vực công việc được đảm nhiệm và có tâm huyết với công việc. Uỷ viên Hội đồng do Viện trưởng mời. Danh sách uỷ viên Hội đồng cùng với các chức danh trong Hội đồng được Viện trưởng quyết định bằng văn bản.
Điều 9. Uỷ viên Hội đồng có thành tích trong hoạt động của Hội đồng sẽ được Viện trưởng khen thưởng. Uỷ viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác, không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình hoặc vắng mặt trong 03 phiên họp liên tiếp không có lý do chính đáng có thể bị Viện trưởng ra quyết định miễn nhiệm trước thời hạn của nhiệm kỳ.
Điều 10. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng, Viện trưởng có thể ra quyết định bổ sung thành phần tại một số phiên họp Hội đồng.

Chương III
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC CÙA HỘI ĐỒNG

Điều 11. Phương thức tư vấn của Hội đồng.
1. Tư vấn đột xuất theo yêu cầu của Viện trưởng: Hội đồng có thể tổ chức họp bất thường (nếu không trùng với kỳ họp của Hội đồng theo định kỳ) khi Viện trưởng có yêu cầu bằng văn bản;
2. Tư vấn thường xuyên về các vấn đề liên quan theo kế hoạch của Viện. Hội đồng tổ chức họp theo định kỳ để tư vấn các vấn đề liên quan theo quy định ở Điều 2;
3. Ý kiến tư vấn của Hội đồng được Viện trưởng tham khảo trước khi quyết định các vấn đề có liên quan. Sau khi nghiên cứu ý kiến tư vấn của Hội đồng, Viện trưởng có thể trả lời bằng văn bản trong thời hạn chậm nhất là đến phiên họp thường kỳ tiếp theo.
Điều 12. Nhiệm kỳ của Hội đồng.
Nhiệm kỳ của Hội đồng khoa học là 05 năm.
Điều 13. Các phiên họp của Hội đồng.
1. Hội đồng tổ chức họp theo định kỳ 03 tháng một lần. Khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể tổ chức các phiên họp bất thường theo yêu cầu của Viện trưởng. Hội đồng được sử dụng thời gian hành chính để tổ chức các phiên họp;
2. Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập phiên họp mở rộng với sự tham gia của các đại biểu không có trong danh sách các ủy viên Hội đồng. Đại biểu được mời không có quyền tham gia biểu quyết những vấn đề của Hội đồng;
3. Phiên họp toàn thể Hội đồng chỉ được tiến hành nếu có ít nhất 2/3 tổng số ủy viên Hội đồng tham dự.
Điều 14. Nội dung của các phiên họp Hội đồng và các tư liệu liên quan được thông báo cho các uỷ viên Hội đồng ít nhất là 05 ngày trước khi họp. Các đơn vị trực thuộc Viện liên quan tới những vấn đề cần tư vấn, có nhiệm vụ cung cấp cho Hội đồng những tài liệu cần thiết khi Hội đồng yêu cầu.
Điều 15. Hội đồng thảo luận theo nguyên tắc tôn trọng khoa học, độc lập, dân chủ, công khai và biểu quyết theo đa số. Nếu các ý kiến đối lập nhau có số lượng bằng nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là quyết định cuối cùng. Hội đồng có thể biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tùy theo quyết định của Hội đồng. Mọi ý kiến phát biểu tại phiên họp Hội đồng đều phải được ghi chép đầy đủ. Biên bản các kỳ họp phải có chữ ký xác nhận của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng và được lưu giữ tại Hội đồng.
Điều 16. Kinh phí hoạt động của Hội đồng được trích từ nguồn kinh phí chi thường xuyên thuộc ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm của Viện theo quy định có liên quan (của Nhà nước).

Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện và các ủy viên Hội đồng chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Điều 18. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Việc sửa đổi và bổ sung do Chủ tịch Hội đồng kiến nghị, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT xem xét, quyết định.

VIỆN TRƯỞNG

 

Nguyễn Tiến Võ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Exclusive content

Latest article

More article