Thu hút nhân tài cao cấp trở về Tổ quốc

0
547

Kết quả hình ảnh cho Thu hút + nhân tài
Nửa thế kỷ trước đây, thay đổi lớn nhất mô hình thế giới là sự trỗi dậy của châu Á. Sự trỗi dậy của Nhật Bản và 4 con rồng nhỏ là các quốc gia và khu vực phát triển mới nổi, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, v.v… trở thành các quốc gia đang phát triển mới nổi. Một hiện tượng không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, hầu như toàn bộ các quốc gia và khu vực mới nổi này đều xuất hiện tình trạng “thời đại những người trở về từ nước ngoài ”. Các nhân tài cao cấp trong các lĩnh vực công nghệ cao/mới, các ngành công nghiệp kinh tế mới và các lĩnh vực cơ bản khác của các quốc gia này, về cơ bản xuất phát từ “những người trở về từ nước ngoài” quá trình công tác hoặc học tập ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ. Thậm chí trong lĩnh vực chính trị, “những người trở về từ nước ngoài” cũng có thể phát huy vai trò to lớn, bao gồm trở thành nhà lãnh đạo quốc gia.
Người nhận Giải thưởng Nobel trong lĩnh vực khoa học tự nhiên của Nhật Bản, bắt đầu từ Hideki Yukawa giảng dạy ở Đại học Columbia Hoa Kỳ giành được Giải thưởng Nobel đầu tiên của Nhật Bản, đến Osamu Shimomura giành Giải thưởng năm 2008 được trang Web chính thức Nobel viết là quốc tịch Hoa Kỳ. đại bộ phận đều có màu sắc “made in USA” hoặc quá trình công tác và học tập tại Hoa Kỳ. Trong lĩnh vực chính trị, 5 thủ tướng gần đây nhất của Nhật Bản, có 4 vị đã du học ở nước ngoài. Junichiro Koizumi đã từng đi học Đại học Luân Đôn, Shinzo Abe đã từng du học ở Đại học Nam California Hoa Kỳ, Taro Aso đã từng du học ở Đại học Stanford Hoa Kỳ và Đại học Luân Đôn Vương quốc Anh. Nửa năm cuối 2009, Yukio Hatoyama thay thế Taro Aso cũng tốt nghiệp học vị tiến sĩ tại Đại học Stanford Hoa Kỳ.
Tại Đài Loan, nhà lãnh đạo Đài Loan hiện nay Mã Anh Cửu là xuất thân tiến sĩ Đại học Harvard. Hơn một nửa thành viên Nội các là tiến sĩ, còn có không ít thạc sĩ, bao gồm Lưu Triệu Huyền trong quá trình học, về cơ bản, là nhận được ở nước ngoài, ví dụ, Phó Viện trưởng Viện Hành chính Khâu Chính Hùng tốt nghiệp Đại học Bang Ohio Hoa Kỳ, Viện trưởng Cảnh sát Vương Kiến Huyên tốt nghiệp Đại học Harvard. Khu Công viên KHCN Tân Trúc là trung tâm công nghiệp KHCN cao của Đài Loan, giá trị sản lượng luôn chiếm 10% GDP Đài Loan, và số doanh nghiệp do nhân viên du học trong đó chiếm khoảng 30% toàn bộ công nghiệp.
Tại Hồng Kông, Đổng Kiến Hoa trưởng đặc khu đầu tiên tốt nghiệp Đại học Liverpool Vương quốc Anh, trưởng đặc khu hiện nay Tăng Âm Quyền cũng đã từng du học tại Đại học Harvard. Hồng Kông bước vào tổng số đại học trong bảng xếp hạng 100 đại học mạnh thế giới là gấp 2 lần nội địa, nhưng tinh anh của các lĩnh vực của Hồng Kông vẫn có bộ phận tương ứng từ “những người trở về từ nước ngoài”. Do đó, ngày 20/5/2008, chính quyền đặc khu Hồng Kông công bố lựa chọn ứng cử viên phó cục trưởng và trợ lý chính trị, bị phương tiện truyền thông vạch trần trong 8 phó cục trưởng có 5 quốc tịch nước ngoài, ngay sau khi “phong ba Thẻ xanh” của Nội các Đài Loan công bố phong ba “2 quốc tịch”, cũng không phải là ngẫu nhiện.
Tại Trung Quốc, các người lãnh đạo trước đây như Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đều du học ở nước ngoài. Hiện nay, 81% viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, 51% Viện Công nghệ Trung Quốc, 72% người đứng đầu các bộ môn và dự án trọng điểm quốc gia, 78% hiệu trưởng trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục, 63% hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ, 72% chủ nhiệm giảng dạy, cơ sở (trung tâm) nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia, cấp tỉnh/bộ cũng đều có quá trình du học. Đại đa số công nghệ KHCN cao hoặc doanh nghiệp kinh tế mới niêm yết NASDAQ của Trung Quốc đều có người thành lập là “những người trở về từ nước ngoài ”.
Tại Ấn Độ, Thủ tướng đầu tiên Nehru tốt nghiệp Đại học Cambridge Vương quốc Anh, con gái của ông Indira Gandhi và cháu Rajiv Gandhi giai đoạn thập niên 80 thế kỷ 20 lần lượt đảm nhiệm thủ tướng, nhưng đều là “những người trở về từ nước ngoài” tốt nghiệp Đại học Oxford Vương quốc Anh. Thủ tướng Ấn Độ hiện nay Manmohan Singh cũng từng du học ở Đại học Cambridge Vương quốc Anh. Kinh tế cơ bản của Ấn Độ không ổn định, chủ yếu được kéo bởi công nghệ thông tin, điều này có được là nhở hậu duệ Ấn Độ ở nước ngoài và nghiệp vụ thuê ngoài do “những người trở về từ nước ngoài” (hải quy) của Ấn Độ mang lại. Ngoài ra, khoản chuyển tiền của hậu duệ Ấn Độ “những người trở về từ nước ngoài” (hải quy) vượt quá đầu tư nước ngoài, là nguồn vốn trực tiếp bên ngoài lớn thứ nhất. Năm 2004, Ấn Độ thu hút tổng số tiền đầu tư nước ngoài khoảng 5 tỉ USD, và nhận kiều hối từ nước ngoài tới 21,7 tỉ USD, chiếm vị trí thứ nhất thế giới. Do đó, có người hình dung, nếu không có hậu duệ Ấn Độ ở nước ngoài và “những người trở về từ nước ngoài” (hải quy) thì Ấn Độ không còn gì.
Các quốc gia mới nổi, không ngoại lệ, xuất hiện hiện tượng “thời đại những người trở về từ nước ngoài”, đã cho thấy khi một quốc gia lạc hậu trong các lĩnh vực như giáo dục, KHCN, thiết chế, thì gửi học sinh ưu tú và nhân tài đi nước ngoài học tập, đào tạo, công tác ở các quốc gia tiên tiến, sau đó mang kỹ năng, tư tưởng, vốn, kinh nghiệm trở về tổ quốc, có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển và trỗi dậy của quốc gia. Đương nhiên, đó là mối quan hệ bổ sung cho nhau. Ngược lại, chỉ có tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, cải cách môi trường xã hội, chính sách nhân tài có lợi, và từ chính sách đến hành động đều coi trong cạnh tranh nhân tài quốc tế, mới có thể thúc đẩy mạnh mẽ đại bộ phận nhân tài được gửi đi nước ngoài trở về tổ quốc lạc hậu. Ngược lại, đại bộ phận nhân tài được gửi đi nước ngoài có thể lựa chọn trì hoàn ở lại quốc gia phát triển nước ngoài.
Đa số nhân tài lựa chọn ở lại địa phương có thể phát huy tài năng của mình tốt nhất. Tuy nhiên, phát huy tài năng không chỉ cần vốn và thiết bị phần cứng, cũng cần môi trường mang tính mềm như văn hoá, thiết chế. Có nhiều nghiên cứu cho rằng: “sự trở về nước của nhân tài” là hiện tượng kinh tế học, theo kinh nghiệm của các quốc gia công nghiệp hoá mới nổi, khi GDP trên đầu người đạt trên 4.000 USD, tập trung vốn công nghệ công nghiệp trên 60%, thì tỉ lệ đóng góp của ngành công nghiệp thứ 3 sẽ đạt trên 64%, nhân tài sẽ trở về nước đáng kể. Ngoài ra, còn có một số điều tra chỉ số cho thấy: khi kinh phí giáo dục chiếm trên 5% GDP, kinh phí R&D chiếm trên 1,9% GDP, kinh phí R&D bình quân trên đầu nhà khoa học-kĩ sư mỗi năm trên 60.000 USD, số nhà khoa học tiến hành R&D chiếm trong 1 triệu dân số có trên 1.500 người thì nhân tài ở nước ngoài trở về nước cũng tăng đáng kể.
Điều này có thể giải thích một số sự thực căn bản: Nói chung khi tình hình nước xuất khẩu nhân tài cải thiện đến mức trước khi có thể có sức hấp dẫn, thì rất ít phát sinh hiện tượng trở về của nhân tài đã nhập cư đại quy mô. Sự phát sinh hiện tường này nói chung đều như sau: khi miền bắc nước Ý trở thành khu vực rất sung túc, những người Ý trước đây di dân đến Đức hoặc Hoa Kỳ thì bị hấp dẫn quay trở lại; những người Nga thời trẻ di chuyển đến khu vực Trung Á và Kavkaz quay trở lại Liên bang Nga là bởi vì quốc gia bắt đầu phục hưng; tại Brazil, người Nhật Bản thế hệ 2 ở Peru và khu vực khác Mỹ la tinh hưởng ứng đối với khuyến khích họ trở về Nhật Bản làm việc, bởi vì kinh tế Nhật Bản đã cất cánh hơn nên cần họ trở về nước.
Nhưng có thể khảng định là cải thiện tình trạng không nhất định phải đạt đến chỉ số phần cứng, nói cách khác không nhất định phải đợi đến khi kinh tế đã cất cánh (đặc biệt là đối với các quốc gia châu Á, có mật độ dân số cao, tăng trưởng thu nhập bình quân trên đầu người rõ ràng thấp hơn tăng trưởng quy mô kinh tế), nhân tài bị cầm chân ở nước ngoài có thể mang theo nhiều vốn hoặc công nghệ trở về nước, bởi vì họ cảm thấy tin tưởng từ trong sự cải thiện ban đầu của môi trường xã hội và môi trường kinh tế bản quốc, lời hứa và chính sách của Chính phủ, nhìn thấy khoảng trống thị trường, và cơ hội có thể tạo ra thành tựu. Yếu tố phần mềm là không thể bỏ qua. Nhân tài luôn luôn chảy về các quốc gia và khu vực có thể cung cấp thu nhập cao hoặc có thể mang lại cơ hội thu nhập cao, hơn là chảy về các quốc gia và khu vực cho phép họ phát huy tài năng tốt nhất, tạo ra thành tựu. Phát huy tài năng thì không chỉ cần cơ sở phần cứng, cũng cần bảo đảm “phần mềm”, 2 cái thiếu 1 cũng không được.
Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố phi thị trường có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn của mọi người, ví dụ, hết hạn visa làm việc ở nước ngoài, đã ký hiệp định dịch vụ trở về nước, cảm thấy thất vọng đối với kinh nghiệm nước ngoài, cảm thấy nhớ quê hương và người thân, hoặc quê hương ban hành chính sách như 2 quốc tịch đã bảo đảm họ không cần từ bỏ tất cả ở nước ngoài. Thậm chí Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới, văn hoá nhập cư đa nguyên và tương thích nhất, nhưng dân nhập cư đến Hoa Kỳ vẫn có khoảng 20% đã rời (li khai) trong 10 năm sau khi đến, đối với toàn bộ cuộc sống thì 1/3 người nhập cư có thể cuối cùng rời Hoa Kỳ.
Một cuộc điều tra nhằm vào các nhà KHCN-tiến sĩ châu Á quyết tâm ở lại Hoa Kỳ cho thấy trong giai đoạn cất cánh kinh tế 1990-1993 của Hàn Quốc và Đài Loan, tỉ lệ nhà KHCN trình độ tiến sĩ quyết tâm ở lại Hoa Kỳ chiếm lần lượt 24,4% và 33,8%; nhưng giai đoạn 1998-2001 đã hoàn thành công nghiệp hoá, chỉ tiêu kinh tế có lợi hơn cho du học sinh trở về nước, thì ngược lại, nhân tài cao cấp bản quốc quyết tâm ở lại Hoa Kỳ lại nhiều hơn, lần lượt là 45,1% và 42,2%. Sau năm 2000 Trung Quốc cũng xuất hiện tăng trưởng kinh tế liên tục, hiện tượng tỉ lệ trở về nước của du học sinh ngược lại giảm xuống (xem Bảng 1). Do đó, không thể chỉ nhấn mạnh sự trở về nước của nhân tài là hiện tượng thị trường và coi thường tầm quan trọng của chính sách quốc gia và môi trường phát triển.
Bảng 1. Số người và tỉ lệ nhà KHCN trao đổi tiến sĩ châu Á quyết tâm ở lại Hoa Kỳ (1990-2001)

Khu vực

Tổng số nhà KHCN trình độ tiến sĩ

Số người quyết tâm ở lại

Tỉ lệ người quyết tâm ở lại, %

90-93

94-97

99-2001

90-93

94-97

99-2001

90-93

94-97

99-2001

Hàn Quốc

4.319

3.960

3.124

1.054

1.022

1.409

24,4

25,8

45,1

Đài Loan

4.588

4.716

2.829

1.551

1.363

1.194

33,8

28,9

42,2

Nguồn: Science & Engineering Indicators-2004: Plans of foreign recipients of U.S. S&E. doctorates to stay in United States, by field and place of origin: 1990-2001
Trên thực tế, giai đoạn mà một quốc gia cần nhất và có lợi nhất cho nhân tài trở về nước cảm nhận được sự coi trọng và phát huy tác dụng thường là khi kinh tế bắt đầu cất cánh, cơ cấu công nghiệp cần nâng cấp, hệ thống giáo dục bản quốc còn tương đối lạc hậu (thực lực giáo dục thông thường không xứng đôi với quốc lực tổng hợp, thực lực kinh tế của nó), sau đó hình thành cục diện cần nhiều nhân tài chất lượng cao và nhân tài kiểu kỹ năng tri thức cao, nhưng không thể thu hút nhân tài quốc tịch nước ngoài, bản thân cũng không thể đào tạo toàn diện. Giống như đã thai nghén bầu không khí thị trường trưởng thành, nhưng việc xây dựng liên quan vẫn giống như ngành nghề nào đó để trống, lúc này có thể tạo ra thành tựu nổi bật nhất, vừa có thể tránh trở thành “tử vì đạo”, vừa có thể nhận được cơ hội phát triển mang tính khai phá trước đây chưa từng có.

Businessman attracts people with magnet

Điều này cho thấy nhận thức tỉnh táo đối với sự phát triển dài hạn và chỗ hổng nhân tài cao cấp liên quan. Hiện nay, cái thiếu hiện nay của Trung Quốc có dự trữ ngoại hối cao chiếm vị trí số 1 thế giới không phải là vốn, mà là thiếu nhân tài chất lượng cao có thể sử dụng vốn này, thị trường nội địa của Trung Quốc nằm ở giai đoạn ban đầu, chỗ hổng nhân tài chất lượng cao rất lớn. Thượng Hải với danh nghiã là trung tâm tài chính của Trung Quốc, bất luận số lượng hay là chất lượng nhân tài tài chính đều bảo đảm còn xa mới trở thành nhân tài cần thiết của trung tâm tài chính quốc tế. Nhìn từ số lượng, nhân viên đang hành nghề tài chính hiện nay của Thượng Hải khoảng 200.000 người, còn New York khoảng 800.000. Hồng Kông có khoảng 350.000, vì vậy, có phương tiện truyền thông đại chúng gọi “chõ hổng nguyên tắc tài chính Thượng Hải vượt quá 800.000”. Nhìn từ chất lượng, lấy nhà phân tích đăng ký được quốc tế công nhận làm ví dụ, năm 2007, “Hoa Kỳ hiện nay có khoảng 25.000 người, Hồng Kông, Singapore có khoảng 1.000, còn Thượng Hải mới có vài chục người”. Đồng thời, nhân tài tài chính chất lượng cao không hơn cán bộ đang hành nghề tài chính thông thường, thông qua giáo dục cử nhân và nghiên cứu sinh, tiến sĩ thì có thể sản xuất hàng loạt, ví dụ thành công với kinh nghiệm thực tiễn phong phú và quá trình lãnh đạo có sức thuyết phục tuyệt đối cần thiết, tuyết đối không phải là số năm có thể thành. Vì vậy, mặc dù ngành tài chính Thượng Hải trong thời gian ngắn cũng không nhất thiết khởi sắc, nhưng nhìn từ lâu dài, ngành tài chính Thượng Hải tất nhiên cần nhiều nhân tài chất lượng cao hơn, thì chính khủng hoảng tài chính đã cung cấp cơ hội “giành người”.
Năm 2003 Thượng Hải đã từng khởi xướng hoạt động chiêu mộ “những người ở nước ngoài về nước” với quy mô lớn, trong 3 năm thu hút thành công vượt quá 10.000 du học sinh nước ngoài trở về nước. Nhân tài được chiêu mộ khi đó chủ yếu là các lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, KHCN sinh hoá

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here