Viện Công nghệ VinIT: Bộ máy tổ chức, hệ thống công nghệ, kế hoạch phát triển

0
1864

Giới thiệu chung

Viện Công nghệ VinIT (VinIT Institute of Technology) là tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo giấy phép của Bộ KH&CN 10.2016. VinIT hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự quản, tự trang trải về tài chính theo quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động khoa học và công nghệ được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

Mục tiêu, nhiệm vụ: Nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực công nghệ mới và công nghệ caonhư: công nghệ quang điện tử; công nghệ thông tin và truyền thông; các công nghệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới; công nghệ dược liệu; công nghệ hàng không; công nghệ lọc hóa dầu và khí; các công nghệ vật liệu gốm, composite, kim loại và hợp kim đặc biệt; các công nghệ sinh học; các công nghệ xử lý và bảo vệ môi trường; các công nghệ sử dụng plasma và laser v.v., chuyển giao những tiến bộ khoa học và đưa vào sản xuất các sản phẩm công nghệ chất lượng cao phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. VinIT còn có nhiệm vụ Tập hợp, đoàn kết các nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước để triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và sản xuất các sản phẩm khoa học công nghệ tiên tiến góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Add: 44A Trang Thi, Hoan Kiem, Hanoi

Phone: +84-934-666-139; +84-912-023-534

Email: Viencongnghe@VinIT.com.vn

 ViencongngheVinIT@gmail.com

Web: http://www.VinIT.com.vn

Người đứng đầu:

Viện trưởng: Ông Nguyễn Tiến Võ.

Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện: GS, TSKH, VS Nguyễn Quốc Sỹ.

Mục tiêu khoa học công nghệ. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, chuyển giao, thử nghiệm và sản xuất các sản phẩm khoa học công nghệ tiên tiến có tính ứng dụng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đào tạo lớp chuyên gia khoa học công nghệ cao, làm nòng cốt cho phát triển các loại hình khoa học công nghệ của đất nước.

Chức năng,Nhiệm vụ:

1. Chức năng:

          Tập hợp, đoàn kết các nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước để triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và sản xuất các sản phẩm khoa học công nghệ tiên tiến góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đào tạo lớp chuyên gia khoa học công nghệ cao.

2. Nhiệm vụ:

– Nghiên cứu khoa học và các công nghệ tiên tiến có tính ứng dụng cao cho công nông nghiệp, dịch vụ, thương mại;

– Thiết kế, thử nghiệm, sản xuất những sản phẩm công nghệ chất lượng trên cơ sở kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

– Dịch vụ khoa học và công nghệ: tư vấn, phản biện, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm công nghệ, đào tạo, phát triển đội ngũ chuyên gia khoa học kỹ thuật cao cấp; Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên ngành, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu và quảng bá các loại hình công nghệ mới;

– Hợp tác với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện nhiệm vụ của Viện.

Bộ máy tổ chức

1. Hội đồng Quản lý

2. Ban lãnh đạo điều hành Viện (Viện trưởng, Phó Viện trưởng)

3. Hội đồng Khoa học

4. Kế toán trưởng

5. Văn phòng đại diện, chi nhánh /phòng Hành chính và các đơn vị chuyên môn

6. Các Trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm

7. Các phòng thí nghiệm chuyên sâu

8. Các nhóm nghiên cứu hỗn hợp và hợp tác quốc tế

Chức năng khoa học công nghệ (Nội dung đăng ký tại Bộ KHCN)

– Nghiên cứu khoa học và các công nghệ tiên tiến có tính ứng dụng cao cho công nông nghiệp, dịch vụ, thương mại;

– Thiết kế, thử nghiệm, sản xuất những sản phẩm công nghệ chất lượng trên cơ sở kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

– Dịch vụ khoa học và công nghệ: tư vấn, phản biện, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm công nghệ, đào tạo, phát triển đội ngũ chuyên gia khoa học kỹ thuật cao cấp; Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên ngành, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu và quảng bá các loại hình công nghệ mới;

– Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện nhiệm vụ của Viện.

Hệ thống chuyên gia của VinIT

Viện công nghệ VinIT có nhiều hợp đồng liên kết với các Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ trong và ngoài nước. Trong số các chuyên gia, công tác viên của VinIT nhiều người có học hàm học vị cao, có kinh nghiệm và kiến thức khoa học sâu sắc. Nhiều người trong số đó là các nhà khoa học của thế giới có uy tín lớn trong các lĩnh vực của mình. Số cán bộ khoa học và chuyên gia công nghệ cao cấp tham gia của từng dự án được tập hợp và sử dụng theo nhu cầu thực tế.

Mục tiêu của VinIT là thu hút lực lượng chuyên gia cao cấp, làm việc trong các đồ án KHCN của VinIT. Tận dụng tối đa, có chiến lược rõ ràng, kế hoạch cụ thể, có chiều sâu nhằm sử dụng hiệu quả, lâu dài lượng chất xám quý giá của lực lượng chuyên gia này cho Việt nam. Kế hoạch thu hút chất xám KHCN ngoài nước phải kết hợp với sử dụng lực lượng chuyên gia sẵn có trong nước, lực lượng cán bộ có kinh nghiệm trong công tác từ các Viện nghiên cứu của Việt nam và lực lượng cán bộ trẻ mới đuwọc đào tạo từ nước ngoài, có ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc với chuyên gia nước ngoài. Để làm đạt được mục tiêu này cần tổ chức các nhóm làm việc hỗn hợp, theo từng đồ án, nhiệm vụ KHCN cụ thể, từng bước gây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ chuyên gia của VinIT và cho Việt nam.

Các chuyên gia của VinIT được tập hợp theo chuyên ngành, lĩnh vực KHCN mà Việt nam cần, nhằm đặt nền tảng cho các nghiên cứu KH, chuyển giao, ứng dụng công nghệ. Các nhóm chuyên gia hỗn hợp hoạt động theo nguyên tắc độc lập, tự chủ về kế hoạch, chương trình làm việc. Danh sách các nhóm gắn với các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đang tiến hành:

  1. Nhóm nghiên cứu Lò phản ứng chuyển hóa hạt nhân;
  2. Nhóm nghiên cứu chất bán dẫn A3B5 và Hệ thống pin mặt trời thế hệ 3;
  3. Nhóm nghiên cứu vật lý plasma;
  4. Nhóm nghiên cứu công nghệ plasma;
  5. Nhóm nghiên cứu chế độ bay siêu thanh trong dòng plasma;
  6. Nhóm nghiên cứu lò đốt rác Plasma xử lý rác thải y tế và xử lý rác thải rắn sinh hoạt;
  7. Nhóm nghiên cứu công nghệ, thiết bị plasma lạnh chữa trị vết thương trong y tế;
  8. Nhóm nghiên cứu công nghệ, thiết bị plasma lạnh bảo quản nông sản, thực phẩm;
  9. Nhóm nghiên cứu công nghệ, thiết bị lọc nước điện hóa cho khu dân cư và cụm công nghiệp;
  10. Nhóm nghiên cứu các công nghệ phục chế và bảo tồn thánh địa Mỹ sơn và các khu tháp Chăm;
  11. Nhóm nghiên cứu các thiết bị bay không người lái UAV.

Kinh phí hoạt động của các nhóm hiện hoàn toàn chưa có nguồn cung. Các nhóm hiện nay phải làm việc trên tinh thần tự nguyện là chính. Các chi phí tối thiểu và cần thiết cho các nghiên cứu liên quan tới các dự án công nghệ của VN như mua vật tư thí nghiệm và một số thiết bị cần thiết nhất đều tự bỏ ra từ lương và các khoản thu nhập khác của gia đình. Vì vậy kinh phí hoạt động của các nhóm hiện rất eo hẹp. Hiện các thí nghiệm liên quan tới phân tích phải xử dụng các trang thiết bị hiện đại và đắt tiền từ các Viện nghiên cứu của Nga tại Moskva và Saint-Petersburg hỗ trợ. Nhưng cũng không thể nhiều và về lâu dài cũng không thể không có chi phí cho các thí nghiệm này được. Ví dụ một mẫu phân tích cấu trúc gạch Mỹ sơn tomography dùng máy móc công nghệ neutron của Viện Kurchatov phải mất 1 tuần, với chi phí lên tới 1000$. Trong vòng 2 năm qua nhóm làm việc tại đây của VinIT đã làm hàng chục thí nghiệm phân tích mẫu gạch cổ Mỹ sơn.

Đầu mối tổ chức và chỉ đạo công việc nghiên cứu cho các chuyên gia tại VN là Viện công nghệ VinIT kết hợp với các đơn vị liên quan trong nước.

Các Đối tác chính tại VN:

  1. Bộ KH&CN, Bộ GDDT;
  2. Tập đoàn điện lực EVN;
  3. Liên hiệp các hội KH&KT;
  4. Các Viện NC KH&CN thuộc Viện hàn lâm KH VN;
  5. Trung tâm bảo tồn thánh địa Mỹ sơn;
  6. Các công ty xử lý môi trường của TP HCM, Hà nội, Quảng nam, Đà nẵng;
  7. Khu Công nghệ cao TP HCM và Đà nẵng;
  8. Các sở KH&CN, sở TNMT và UBND tỉnh Quảng nam, Đà nẵng, TP HCM;
  9. Các nhóm KH tại VN trong khuôn khổ các đề tài hợp tác nghiên cứu.

Thuận lợi cơ bản:

  1. Lực lượng chuyên gia KHCN cao cấp được tập hợp khá đông đảo, có trình độ cao, đa ngành, chuyên sâu, có kinh nghiệm và thời gian hoạt động lâu năm trong lĩnh vực mình phụ trách;
  2. Số chuyên gia chủ chốt của các nhóm KH đều có quan hệ cá nhân tốt, được tuyển chọn và gây dựng từ nhiều năm qua hoạt động cọ sát KHCN thực tiễn. Tất cả đều được cọn lựa và đã trải qua quá trình thử nghiệm, kiểm tra, thử thách thực tế, có tinh thần tốt;
  3. Do lực lượng chuyên gia cao cấp nằm ở nhiều phòng thí nghiệm và Viện NC trọng điểm của Nga nên có thể huy động thu hút và xử dụng chất xám, lực lượng nghiên cứu, năng lực KHCN, thu thập các thông tin KHCN, cũng như xử dụng tại chỗ trang thiết bị hiện đại của các phòng thí nghiệm và Viện NC trong hệ thống của Nga;
  4. Việt nam là vùng trũng về KHCN, rất nhiều các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ có thể xử dụng được tại VN. Bên cạnh đó chính quyền cũng có thể hỗ trợ phần nào cho ccá dự án về công nghệ cao thực sự hiệu quả. Ví dụ với sự ủng hộ của mình chính quyền tỉnh Quảng nam và TP Đà nẵng có thể hỗ trợ đất cho các dự án xây dựng trụ sở và các Trung tâm của VinIT.

Khó khăn

  1. Thiếu cán bộ tổ chức quản lý. Thiếu năng lực cán bộ chuyên gia KHCN của VN có thể làm việc trực tiếp với các nhóm chuyên gia KHCN nước ngoài (đã có);
  2. VinIT hiện chưa có các phòng thí nghiệm chuyên sâu, các phương tiện nghiên cứu cơ bản, thử nghiệm các công nghệ tại VN. VinIT cũng chưa có trụ sở làm việc, thậm chí cả nơi ăn nghỉ, sinh hoạt cho cán bộ chuyên gia khi về nước làm việc;
  3. Thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho Viện VinIT;
  4. Thiếu vốn đầu tư ứng dụng các dự án KHCN mà các nhóm NC đang tiến hành;
  5. Thiếu kinh phí hoạt động, chi thường xuyên cho các nghiên cứu KHCN của các nhóm NC tại Nga và VN.

Trong tình hình eo hẹp của ngân sách nhà nước thì VinIT phải cố gắng chủ động tìm các nguồn đầu tư bên ngoài. Trong đó có đầu tư cơ bản cho cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, các trung tâm và phòng thí nghiệm của VinIT.

Kế hoạch phát triển VinIT

Mục tiêu

Viện Công nghệ VinIT hoạt đông trên nguyên tắc hoàn toàn tự chủ với với trọng trách khai sáng tri thức khoa học công nghệ cho mục tiêu phục vụ đất nước, xã hội.

Đến 2035 cơ bản xây dựng đồng bộ bộ máy tổ chức và các Trung tâm nghiên cứu và trường Đại học công nghệ và trở thành Viện khoa học ứng dụng công nghệ cao có uy tín trong và ngoài nước trong các lĩnh vực đăng ký hoạt động, có các hoạt động của Viện nghiên cứu chuyên sâu, Viện công nghệ ứng dụng, Viện đại học đào tạo và có Doanh nghiệp khoa học.

Xây dựng bộ máy tổ chức và các Trung tâm công nghệ

VinIT phấn đấu đến 2035 có các trung tâm sau:

1. Trung tâm Công nghệ plasma

2. Trung tâm Công nghệ quang điện tử và điều khiển

3. Trung tâm Năng lượng

4. Trung tâm Công nghệ vật liệu

5. Trung tâm công nghệ hàng không

6. Trung tâm công nghệ y sinh học và môi trường

7. Trung tâm hợp tác quốc tế

8. Đại học công nghệ

1. Giai đoạn đến 2025

1.1. Xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức

– Xây dựng bộ máy tổ chức của Viện: Hội đồng quản lý, Hội đồng Khoa học và các quy chế hoạt động; Xây dựng bộ qui chế nội bộ trong đó có quy định về quản lý tài chính và quy chế quản lý tài sản và các quy chế khác.

– Xây dựng trụ sở và khu thử nghiệm

– Xây dựng Trung tâm hợp tác quốc tế

– Xây dựng Trung tâm năng lượng

– Hợp tác với các tập đoàn và các công ty công nghệ

1.2. Công tác chuyên môn:

– Xây dựng bản quyền và đưa vào ứng dụng plasma y tế.

– Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sử lý môi trường (CN sử lý: nước thải, Dioxin, rác  y tế)

– Hợp tác quốc tế theo nghị định thư (Bảo tồn di tích Mỹ Sơn, đề tài hợp tác nghiên cứu năng lượng hạt nhân mới).

– Đề tài nghiên cứu gạch chịu lửa nhiệt độ rất cao dùng cho ngành xi măng.

– Chuyển giao công nghệ:

   + Chuyển giao các công nghệ sử dụng pin mặt trời để đun nước, công nghệ điện phân xử lý nước thải công nghiệp và nước ô nhiễm sông hồ.

– Tư vấn đấu thầu và tư vấn công nghệ cho một số dự án mới.

2. Giai đoạn 2025 đến 2030:

2.1. Xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức.

          Xây dựng các đơn vị trực thuộc:  Trung tâm Công nghệ plasma ; Trung tâm Công nghệ quang điện tử và điều khiển; Trung tâm Công nghệ vật liệu; Trung tâm công nghệ hàng không; Trung tâm công nghệ y sinh học và môi trường; Viện đại học công nghệ.

2.2. Công tác chuyên môn:

– Tiếp tục ứng dụng các đề tài giai đoạn đến 2025.

– Nghiên cứu thiết kế chế tạo được một số cụm, thiết bị quan trọng của sản phẩm lưỡng dụng.

– Hợp tác với đối tác chế tạo máy bay không người lái.

– Tham gia các đề tài theo đặt hàng.

3. Giai đoạn 2030-2035.

3.1. Xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức.

– Xây dựng khu chế xuất

– Chuyển mô hình hoạt động của Viện sang mô hình Tập đoàn khoa học công nghệ.

3.2. Công tác chuyên môn.

– Xây dựng đề án ứng dụng năng lượng mới.

– Nghiên cứu, chế thử sản phẩm lưỡng dụng đồng bộ.

– Xây dựng các đề án hợp tác quốc tế để phát triển sản phẩm lưỡng dụng cung cấp cho nhu cấu trong nước và quốc tế.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here